Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

MẸ MARIA DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ



Ngay từ khởi đầu. Thập Giá Chúa luôn chiếu tỏa trên con đường đức tin cho Mẹ .Và Mẹ Maria đã đi trọn con đường đức tin  để nêu gương cho mọi đồ đệ của Chúa ,như đồ đệ Gioan và chúng ta là nhửng đồ đệ Chúa Giêsu Kitô .

Có một người tên là Si mê ôn. Ông là người công chính và sùng đạo và Thánh Thần Chúa hằng ngự trên ông và được Thần Khí thúc đẩy ông lên đền thánh Giêrusalem gặp Mẹ Maria và Thánh Giuse và nghe lời loan báo trước của ông về sứ mệnh của trẻ Hài Nhi, vừa đồng thời loan báo cuộc đời Mẹ từ đó sẽ được gắn chặt với Con trong đau khổ. ( Luca 2, 34-35, ) đã ghi lại lời loan báo tiên tri cùa ôn Si mê on như sau:



"Ông Si mê ôn chúc phúc cho hai ông bà và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi rằng:Thiên Chúa đã đặt cháu bé  nầy là duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên .Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
Qua lời tiên tri của ông . Mẹ Maria chưa rõ thế nào là một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn mình. 
Mẹ đã bắt đầu đi trên con đường đức tin, trong sự vâng phục hoàn toàn đối với thánh ý Chúa. Thiên Chúa dùng tiên tri Simêon để loan báo mầu nhiệm thập giá sẽ chiếu dọi suốt con đường nầy. 
Nhưng  Mẹ chưa hiểu rõ hoàn toàn thập giá đau khổ đó sẽ như thế nào ?  Phúc Âm thánh Luca, khi kết thúc chương mô tả những biến cố trong cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu, từ lúc sinh ra cho đến lúc gặp lại Chúa Giêsu trong đền thờ lúc 12 tuổi, bằng những lời sau đây " Tại sao phải tìm Con ? Cha Mẹ không biết Con phải lo việc của Cha Con sao "
Từ lúc ấy . Mẹ Maria cẩn thận giữ mọi kỷ niệm ấy trong lòng. Mẹ không hiểu nhưng không vì thế mà chối bỏ. Mẹ trái lại lưu giữ trong lòng để suy niệm.

Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua lòng bà. Bóng thập giá của Chúa, mầu nhiệm đau khổ bao trùm trọn cả con đường đức tin của Mẹ, cho đến khi Mẹ đứng dưới chân thập giá của Chúa Giêsu, trên đồi Golgotha. Lúc đó Mẹ Maria hiểu rõ hơn mầu nhiệm thập giá, sẵn sàng lãnh nhận mạc khải mới từ Chúa Giêsu, cho chặng đường đức tin cuối cùng, từ thập giá Chúa cho đến mãi ngày hôm nay.
 Phúc Âm theo thánh Gioan ( Gioan 19, 25-27 ) đã ghi lại giây phút Mẹ hiện diện dưới chân thập giá Chúa và lãnh nhận một sứ mạng mới như sau:

"Ðứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẩu Người... Khi thấy thân mẩu mình  và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẩu rằng: Thưa Bà, đây là con Bà.Rồi Người  nói với môn đệ mình . Ðây là Mẹ của anh  . Kể từ giờ đó người môn đệ rước Bà về nhà mình."
Mẹ Maria đã đi trên con đường đức tin  là mẫu gương cho mọi đồ đệ của Chúa, qua mầu nhiệm thập giá, qua sự thông hiệp của Mẹ vào thập giá Chúa, mà Mẹ Maria trở thành người Mẹ của các đồ đệ Chúa, không những trong một giai đoạn ngắn ngủi làm Mẹ của đồ đệ Gioan, nhưng mãi mãi là Mẹ của tất cả mọi Kitô hữu chúng ta là đồ đệ Chúa Kitô



Mọi Kitô hữu chúng ta , hãy xin Mẹ giúp chúng ta trước hết được đủ can đảm đi trọn con đường đức tin của mình theo ánh sáng thập giá Chúa như Mẹ đã trải qua ngày trước. 
" Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta."
     Ðó là luật căn bản cho mọi đồ đệ của Chúa. 


Kế đến chúng ta cũng xin trao phó cuộc đời mình cho Mẹ, xin Mẹ hãy là Mẹ của mỗi người chúng ta, như xưa Mẹ đã nhận làm Mẹ của người đồ đệ được Chúa yêu thương .
Lạy Mẹ Maria, là Mẹ các đồ đệ của Chúa, xin giúp chúng con đi trọn con đường đức tin như những đồ đệ đích thực của Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.

CHỨNG NHÂN TIN MỪNG

Thánh Ý Thiên Chúa .
Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ xin thương xót linh hồn 3 người Chị chúng con .Vì danh Chúa làm chứng nhân quảng đại của Vào năm 1856 các nhà khảo cổ đã thực hiện một cuộc khám phá đầy thú vị tại đồi Palatino tại thành phố Roma. Khi đào bới những lớp đất bao phủ một trại lính Roma cổ, trên vách một bức tường, họ tìm thấy một cây thập giá được một người lính nào đó dùng đinh hay mũi dao khắc vụng về vào tường. Bên cạnh là hình một chàng thanh niên giơ tay chào kính cây thập giá. Trên cây thập giá có vẽ hình một người, nhưng đầu người ấy là hình một con lừa. Dưới hai hình vẽ, người ta thấy có viết hàng chữ:
        Alexamenos thờ lạy Chúa của hắn.

Các nhà khảo cổ cho rằng: Có thể bức tranh đã được thực hiện vào những năm 123 đến năm 126. Nếu sự phỏng đoán về niên hiệu này là đúng thì đây có lẽ là hình vẽ thập giá cổ nhất, nhưng lại là hình thập giá bị nhạo báng, chê cười: Nếu Thiên Chúa lại chết trên thập giá thì đây là hành động yếu hèn, khờ dại ,và cả những người thờ lạy Thiên Chúa trên thập giá cũng đều khờ dại.

Vào năm 1870, các nhà khảo cổ lại tìm được câu trả lời mà họ nghĩ là của một chàng thanh niên mang niềm tin Kitô tên là
Alexamenos. Ở một cột trụ bằng đá dựng hình thần Mars tức là vị thần chiến tranh, người ta khám phá thấy được khắc vào đó dòng chữ: 
              "Alexamenos vẫn vững tin".



Qua lối nhìn trần thế thì hình ảnh Thiên Chúa chết treo trên thập giá là một hình ảnh khủng khiếp, yếu đuối, dại khờ. Nhưng Thánh Phaolô đã biện hộ cho hành động có thể gọi được là điên rồ của Thiên Chúa như sau:


"Tiếng nói của thập giá đối với những kẻ hư hỏng là điên dại, còn đối với các người được cứu rỗi, tức là chúng ta, thì là sức mạnh của Thiên Chúa. Thật vậy, người Do Thái đòi hỏi phép lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi thì giảng về Chúa Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Người Do Thái cho điều đó là xấu xa, còn các người ngoại giáo thì cho là dại dột. Song với tất cả được Thiên Chúa tuyển chọn thì Chúa Kitô chịu đóng đinh là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa".

Dưới cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động tội ác của những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm. 
Phêrô đã chối bỏ Ngài.
 Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm của ông.
 Những người Do Thái đã cuồng tín kêu gào đóng đinh Ngài vào thập giá.
 Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài lên thập giá.

Nhưng dưới cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Ðức Kitô trên thập giá là một Mầu Nhiệm.
 Mầu Nhiệm bởi vì chúng ta lkhông thể hiểu được tại sao Con Một Thiên Chúa đã phải trải qua một thân phận đớn đau như thế? 
Mầu Nhiệm bởi vì một cách nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng đinh ấy.
 Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta, nghĩa là chính do tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải bị treo trên thập giá.
 Tội lỗi của chúng ta ngày nay, cho dầu cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò, một sỉ vả hoặc chính một cái đóng đinh vào thân thể Ngài.

 Khi chúng ta chối bỏ người anh em, khi chúng ta đối xử tệ bạc với người anh em, khi chúng ta chối bỏ chính mình mà quên sự đau khổ của người xung quanh, đó chính là lúc chúng ta dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.
"Không có tình yêu nào cao quý bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình yêu".

 Chúa Giêsu đã tuyên bố như thế và Ngài đã đi đến cùng cam kết của Ngài. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không những là sự thể hiện của sự độc ác dã man của con người, nó còn là dấu chỉ của mối tình của một người đã yêu và yêu cho đến cùng...

Cái chết hy sinh vì người khác, Chúa Giêsu muốn luôn được tiếp tục qua cuộc sống của người Kitô hữu. Ðã có rất nhiều người đã lập lại cái chết đó (các vị Thánh tử đạo ) qua suốt lịch sử của Giáo Hội và hiện nay, trong một thế giới còn quá nhiều bạo lực áp bức Giáo Hội ,vẫn còn biết bao nhiêu người  Kitô hữu vẫn còn tái diễn cái chết đó như . Hàng chục nhà thờ bị cướp phá, hàng trăm ngàn Kitô hữu bỏ chạy trước sức tấn công của quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram .Như Dòng thừa sai Savie . Tổng giáo phận Bujumbura bên Burundi, nơi 3 nữ tu của dòng bị sát hại dã man hôm 7-9-2014.

3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu.
 chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ chiều Chúa Nhật vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. 
Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy.

Đức Thánh Cha Phanxicô rất xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, Ngài xin chia buồn với toàn Dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. Ngài cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hạt giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.
Là người Kitô hữu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta phải làm gì trong bối cãnh hiện nay làm chứng nhân của Tin Mừng ?


"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa"
"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng cách dâng lên Ngài hy sinh trong những công việc nhỏ bé hằng ngày.

"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng những cử chỉ quảng đại, hy sinh phục vụ đối với những người cùng khổ nhất bị quăng ra bên lề xã hội.

"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng cách sống tử tế và không ngừng tha thứ cho những người xúc phạm đến mình.

"Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" bằng chứng tích của một cuộc sống đầy lạc quan và vui tươi ngay cả khi chỉ gặp toàn đau khổ, thử thách...

Xin Thiên Chúa là Cha nhân lành nhờ lời cầu bào Mẹ Maria xin thương xót Giáo Hội Việt Nam chúng con ,mọi sự xin vâng theo Tin Mừng .                              
                 Chúng con cầu xin Chúa .

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

LỜI TỪ BIỆT

LỜI TỪ BIỆT
W&W

Anh Stephano Cựu Phục Vụ PSTT Miền Huế  thân mến!
Em xin thay mặt Anh Em  để nói với Anh  đôi lời cuối cùng, trước khi trả Anh về lòng đất Mẹ, nơi an nghỉ của Anh, đợi chờ ngày Phục Sinh.
Thật ra đối với Anh, thì bây giờ những lời này cũng chẳng còn ý nghĩa nào nữa, bởi vì Anh có thể hiểu thấu  được tâm hồn của chúng tôi, đối với Anh. sự im lặng và nước mắt có lẽ thích hợp cho giờ phút đau thương này.

Nhưng Em phải nói, bởi vì đời là thế đó, có những điều chúng ta không muốn nói, không cần nói, nhưng vẫn phải nói, cũng như có những việc đáng lẽ chúng ta không được làm mà vẫn cứ phải làm, chẳng hạn như ngày hôm kia, người ta đã đặt Anh vào nơi quan tài và đậy nắp lại, vặn ốc  cho thật chặt, để không còn bao giờ còn thấy khuôn mặt Anh nữa, và chỉ vài giờ nữa thôi…., người ta phải chôn vùi Anh trong phần mộ đã đào sẵn.

    Nhưng hôm nay Anh không còn ở với chúng tôi nữa, bởi vì Anh đã đi vào cõi linh thiêng vô hình. Và thật lạ lùng thay, tuy Anh nằm đây bất động, nhưng chính Anh đã qui tụ chúng tôi chung quanh Anh, và hướng tâm hồn mọi người về cõi linh thiêng, nơi mà giờ đây, với con mắt đức tin chúng tôi có thể gặp gỡ và tưởng tượng ra khuôn mặt đã được biến hình của Anh . Cho nên, đây cũng phần nào giống như cuộc đồng hành về hướng Emau, nơi mà chính lúc Chúa bẻ bánh, lại là lúc Người biến mất. hôm nay Anh cũng vậy.

Anh Stephano thân mến!
Suốt nhiều năm qua, Anh đã chung sống với chúng tôi, trong Giáo Xứ, trong huynh đệ đoàn PSTT Miền huế, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng chia vui sẻ buồn vui với nhau. Và nhất là cùng chia sẻ lời chúa cho nhau và cho người khác. Trong thời loạn nhiểu hương ,có những biến cố thăng trầm trong đời sống ơn gọi phan Sinh, người ta khống chế, trù dập PS  nhưng anh đã kiên cường chiến đấu bằng con đường đức mến mà hôm này PSTT Lăng cô còn tồn tại đên bây giờ, chúng tôi vô cùng cảm mến anh, biết ơn anh.

 Anh Stephano thân mến!
"Anh về Thiên Cảnh thân thơ thới;
Em ở dương gian dạ ngậm ngùi".

      Đường đời có muôn ngàn vạn lối, còn đường trần thì có một lần đến rồi đi, sinh ra từ cát bụi rồi lại trở về cát bụi mưa xa. Anh đã đến với chúng tôi, bây giờ Anh lại từ giả chúng tôi. Có đến thì có đi, có sinh thì có tử. tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Anh vẫn mãi mãi  hiện diện trong huynh đệ đoàn PSTT của chúng tôi, và trong tâm hồn mỗi người chúng tôi. Hơn thế nữa, chúng tôi tin những gì Anh đã làm cho chúng tôi, cho Dòng Phan Sinh Tại Thế Miền Huế vẫn sinh hoa kết quả, chúng tôi sẽ cố gắng nối tiếp, với khả năng của mình, những gì mà Anh đã làm.Chúng tôi xin hứa sẽ luôn luôn đoàn kết, đồng trách nhiệm và quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống, quyết tâm xây dựng Dòng PSTT miền Huế  ngày càng giầu tình huynh đệ trên con đường linh đạo Phan sinh.



Anh Stephano thân mến!
Thấm thoát đã gần 20 năm. Cuộc sống biến đổi khôn lường, bây giờ thì  tất cả đã trở thành  kỷ niệm,  và cũng sẻ quên lãng theo thời gian, chúng tôi biết, những ngày tháng cuối đời Anh, Anh đã đau đớn và bị hành hạ những cơn nhức nhối do bệnh tật, Anh  có nhiều ưu tư, lo lắng cho con cái. Chúng tôi cùng chia sẽ những ưu tư, những suy nghĩ của Anh, mỗi người theo cách thức và mức độ riêng của mình. vậy Anh hãy an tâm ra đi, hãy an nghĩ trong bình an của Chúa. Anh xứng đáng được hưởng sự an nghĩ đó, bỡi vì Anh đã tận lực tận tâm phục vụ chúa. Và anh em trong Huynh Đệ Đoàn.

Anh Stephano thân mến! chúng tôi thương nhớ Anh vô hạn, chúng tôi xin ghi sâu hình ảnh Anh trong mỗi trái tim của chúng tôi, và chúng tôi xin Anh mang theo hình ảnh của mỗi chúng tôi vào trong cõi linh thiêng vô hình. Anh hãy kể cho Chúa, cho cộng đồng các Thánh, nhất là cho Thánh Phụ Phanxicô, và Anh hãy vui hưởng hạnh phúc muôn đời nhà Cha trên trời đã dành sẵn cho Anh, và Anh hãy chờ đợi đón chúng tôi vào ngày tái ngộ trong cõi sống đời đời, nơi không còn đau khổ chết chóc, không còn buồn phiền lo lắng vì công việc hay bệnh tật, như Anh đã từng ưu tư trong những tháng ngày cuối cùng.

Vĩnh biệt Anh trên cõi đời này, và hẹn gặp nhau trong quê hương vĩnh cữu.

Xin thân thương vĩnh biệt Anh.

Lăng cô ngày 3-9-2014