Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Kỷ niệm 1 năm Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm Giáo hoàng

Nhớ Lại Việc Bầu Cử Giáo Hoàng Một Năm Trước

Nhớ Lại Việc Bầu Cử Giáo Hoàng Một Năm Trước
Ngày 28.2.2013, Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thông báo quyết định từ chức Giám Mục Rôma của mình. Khoảng gần 2 tuần sau, vào ngày 12.3.2013, Mật Nghi Hồng Y được triệu tập ngay để bầu vị thủ lãnh mới cho Giáo Hội Công Giáo. Số lượng Hồng Y được quyền tham dự Mật Nghị này là 117 vị. Tuy nhiên, có hai vị không đến tham dự được là Đức Hồng Y Keith Michael Patrick O’Brien của Vương Quốc Anh và Đức Hồng Y Julius Riyadi Darmaatmadia, SJ của Indonesia. Vào lúc 19h06 phút ngày 13.3.2013 (giờ Rôma), khói trắng từ nhà nguyện Sistine bay lên, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, SJ, người Argentina, Tổng Giám Mục Giáo Phận Buenos Aires, được chọn trở thành Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo, lấy tước hiệu là Phanxicô. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ dòng Tên và đến từ Mỹ Latinh.
 Nhớ lại biến cố lịch sử một năm trước, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Giám Mục danh dự của São Paolo, Giáo phận lớn nhất ở Brazil, bạn thân và là vị đã ngồi kề bên Đức Phanxicô trong cuộc tuyển cử, đã chia sẻ về những khoảng khắc đáng ghi nhớ khi Mật Nghị đã tìm ra vị Kế Nhiệm ngai tòa Phêrô.
 “Khi Mật Nghị diễn ra, mỗi vị Hồng Y ngồi kề bên nhau như vẫn làm trong Mật Nghị năm 2005, hay như trong cuộc họp Thượng Hội Đồng diễn ra hơn thập kỷ qua và trong những buổi phụng vụ quan trọng khác nhau. Tôi ngồi kế bên ngài [Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô – lúc ấy là Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio], ngài ngồi phía bên phải tôi và chúng tôi trao đổi với nhau, thì thầm vào tai nhau…”
 2“Số phiếu bầu đang dồn về phía ngài; ngài trầm tư suy nghĩ và thinh lặng. Tôi ra hiệu cho ngài về việc có thể ngài sẽ đạt đủ số phiếu để trở thành Giáo Hoàng. Khi mọi thứ dần trở nên rõ ràng hơn, tôi an ủi ngài. Rồi lá phiếu cuối cùng được đếm, mọi người vỗ tay. Tôi ôm ngài, hôn ngài. Tôi nói với ngài là đừng quên người nghèo. Tôi không hề chuẩn bị điều gì để nói với ngài nhưng câu này đến với tôi một cách bộc phát từ con tim. Tôi không nhận ra là Chúa Thánh Thần đang nói qua tôi. Chính ngài cũng chia sẻ là ngài cảm thấy một sức mạnh từ những lời này đi vào trong mình. Ngài nói chính vào thời điểm đó, ngài nghĩ đến người nghèo và quyến định lấy tên hiệu là Phanxicô.” 
 “Sau đó, ngài được gọi tên và hỏi là ngài có muốn chấp nhận cương vị này không và tên hiệu của ngài là gì. Khi ngài thổ lộ tên hiệu, mọi người đều rất ngạc nhiên. Bergoglio đã chọn cái tên này với một con tim hạnh phúc và nhẹ nhàng. Ngài xác định cho mình một căn tính rất rõ ràng và ngài ý thức rằng cái tên này đại diện cho một kế hoạch dành cho Giáo Hội. Khi cầu nguyện trước thánh Damiano thánh giá, thánh Phanxicô lần đầu tiên nghe được lời của Thiên Chúa ‘Phanxicô, hãy đi và xây dựng lại nhà của ta đang bị hư hoại.’ Đây là một việc trọng đại và ngài đã có dũng lực để mang lấy những thách đố. Ngài điềm tĩnh, rất điềm tĩnh, tất cả chúng tôi đều rất đánh động trước sự điềm tĩnh của ngài, ngài đang tập trung suy nghĩ.”
  “Ngài đi đến gian phòng để mặc chiếc áo giáo hoàng và bắt đầu thư giãn, ngài làm một số cử chỉ ý nghĩa ngay từ lúc bắt đầu: ngài không mặc chiếc áo choàng sang trọng hay thánh giá vàng. Ngài cũng không mang đôi giày đỏ, ngài nói là ngài chỉ muốn mang dây stola để ban phép lành. Ngài quay lại nhà nguyện Sistine như thế, ăn mặc rất giản dị và mang đôi giày đen của ngài. Có một ngai tòa ở đó nơi mà ngài phải ngồi để thực hiện nghi thức chào, nhưng ngài vẫn đứng và ôm từng vị hồng y, từng người một với một sự thoải mái.”  
 Đến đây, Đức Hồng Y chia sẻ về sự ngạc nhiên và lạ thường lớn nhất trong cuộc tuyển cử này:
 “Điều lạ thường lớn nhất chính là các vị Hồng Y ở thế giới thứ nhất đã tin tưởng Mỹ Latinh để lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ. Ngài sẽ làm gì cho Giáo Hội? Đây là câu hỏi đến trong đầu, một người Tây Phương sẽ tự nhiên nghĩ ngay như thế. Chúng tôi biết họ yêu mến chúng tôi, tôn trọng chúng tôi và tận sâu thẳm, chúng tôi là con cái của Giáo Hội Tây phương. Nhưng chúng tôi là một Giáo Hội còn non trẻ. Vì thế hãy trao phó Giáo Hội vào Tây Phương. Nhưng chính Chúa Thánh Thần đã hoạt động nơi con tim của các vị hồng y.”
 Ngài kể tiếp:
 “Chúng tôi hát bài “Te Deum” rồi từ từ hướng ra hành lang để nhìn xuống quảng trường. Ngài gọi Agostino, vị Tổng Đại Diện của Rôma, rồi ngài nhìn tôi và nói: ‘Đến đây, tôi muốn anh ở với tôi vào lúc này.’ Tôi làm theo. Ngài là một người rất giản dị và tốt bụng. Ngài muốn tôi đi cùng ngài đến nhà nguyện để cầu nguyện trước khi ngài xuất hiện trước quảng trường. Giữa Nhà Nguyện Sistine và hành lang là nhà nguyện Pauline nơi chúng tôi dâng thánh lễ vào một số dịp trong khi diễn ra Mật Nghị. Ngài muốn cầu nguyện ở đó một lúc. Rồi ngài đi đến quảng trường. Trời ngừng đổ mưa và mọi người khép dù lại, nhưng rất khó để thấy mọi người từ hành lang, có lẽ do ánh sáng của ti-vi.”
 “Ngài chẳng nói gì. Nhiều người thắc mắc là tại sao ngài đứng đó mà không nói gì với hai tay buông lỏng. Lý do rất đơn giản: có một nhóm nhạc đang chơi nhạc rất ồn ào ở quảng trường và ngài không thể nói gì cho đến khi họ ngừng chơi. Ngài đợi cho đến khi âm nhạc dừng hẳn. Ngài bắt đầu đưa tay chào và nói: ‘Xin chào anh chị em.’ Mọi người hò hét inh ỏi nơi quảng trường. Ngài tự giới thiệu mình là Giám Mục Rôma và nói chuyện như là Giám Mục Rôma. Ngài biết rằng là Giám Mục Rôma cũng là Giáo Hoàng nhưng ngài không hề nói về mình như thế. Thậm chí, ngài chỉ nói: “Vị tiền nhiệm của tôi, Giám Mục danh dự của Rôma, Đức Biển Đức 16. Và từ đó, ngài đã mở ra những cánh cửa lớn.”
 Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ La Publica, Đức Thánh Cha cũng đã chia sẻ cảm giác của mình khi được chọn làm giáo hoàng như sau:
VATICAN-POPE-VOTE-CONCLAVE “…Khi Mật Nghị chọn tôi làm Giáo Hoàng, trước khi tôi chấp nhân, tôi đã hỏi các Hồng Y là liệu tôi có thể dành ít phút trong căn phòng kế phòng có ban công nhìn ra quảng trường không. Đầu tôi hoàn toàn trống rỗng và một nỗi âu lo to lớn ập xuống trên tôi. Để có thể đuổi nó đi và thư giãn, tôi nhắm mắt lại và xua tan hết những tư tưởng, thậm chí là tư tưởng từ chối vị trí này, như thủ tục cho phép. Tôi nhắm mắt lại và tôi không còn có nỗi lo âu hay xúc cảm nào khác. Một lúc sau, tôi bỗng được một luồng ánh sáng mạnh mẽ phủ lấp. Nó kéo dài một chút, nhưng đối với tôi, nó dường như rất lâu. Thế rồi, ánh sáng cũng mờ đi, tôi bất chợt đứng dậy và đi vào căn phòng nơi các Hồng Y đang đợi và đi đến chiếc bàn nơi đã để sẵn văn bản chờ tôi xác nhận. Tôi ký vào, Đức Hồng Y Camerlengo tiếp ký và rồi ngoài ban công có “Habemus Pampa [chúng ta đã có Đức Giáo Hoàng]”.
 Sau một năm làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự đã làm thay đổi thế giới. Số tín hữu hành hương đến quảng trường Thánh Phêrô, Vatican để tham dự những buổi tiếp kiến chung và đọc Kinh Truyền Tin cũng tăng lên rất nhiều. Các diễn đàn báo chí cũng đã thừa nhận sức ảnh hưởng của ngài trên Giáo Hội Công Giáo nói riêng và thế giới nói chung. Dựa vào những thành quả tốt đẹp ấy, chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai tốt đẹp mà Chúa hứa ban cho những ai trung tín vào Người.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
(theo Vaticaninsider

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

BÁO CÁO TỔNG KẾT CỦA HỘI ĐỒNG HĐĐ BÔNAVENTURA LĂNG CÔ NHIỆM KỲ: 2004 – 2007

CHÚC TỤNG THIÊN CHÚA ĐẾN MUÔN ĐỜI
˜†††

BÁO CÁO TỔNG KẾT
CỦA HỘI ĐỒNG HĐĐ BÔNAVENTURA LĂNG CÔ
NHIỆM KỲ: 2004 – 2007

Kính thưa Cha Trợ Úy miền
Kính thưa Anh chị trong Ban Thường Vụ Miền. và toàn thể anh chị em
Ban Phục Vụ HĐĐ Bônaventura xin được báo cáo công tác, điều hành, sinh hoạt và tổ chức trong nhiệm kỳ 3 năm vừa qua.
A.   Tổ chức nhân sự điều hành.
Để phục Vụ anh chị em HĐĐ Bônaventura Tu Nghị lần II ngày 15 tháng 7 năm 2003 dưới sự chủ tọa Ban Thường Vụ miền  đã bầu ra  một Hội Đồng
     Thành phần Hội Đồng gồm có:
- Anh Giuse Lê văn Hùng...............Phục vụ.
- Anh Phêrô Phạm Huy Phương......Phó phục vụ.
- Anh Phaolồ Phạm minh Đức.........P.T. H. L.
- Anh Tađêô Hồ Trường .................Thư Ký. và đã được Chúa gọi về ngày 17- 3- 2007
- Chị Madalêna Lê thị kim Loan......Thủ quỹ.
- Anh Phêrô Lê Nghĩa.......................Phúc Âm Hóa
- Anh Giuse Lê Nhung......................Tu Thư Báo Chí

 

B.   Đặt điểm tình hình của HĐĐ Bônaventura Lăng cô:
HĐĐ Bônaventura Giáo Xứ Lăng cô, thuộc Tổng Giáo Phận Huế. được chính thức thành lập ngày 24 tháng 08 năm 2001.
Do Linh mục Giám Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Alexis Trần Đức Hãi  đã ký tại Dakao
Tổng số thành viên của HĐĐ Bônaventura là: 18 ACE ( 8 Nam và 10 Nữ)
Trong đó: Khấn trọn :11 ACE ( 6 Nam và 5 Nữ)
- Khấn tạm: 3 ACE (1 nam 2 Nữ)
- Nhập gia: 4 ACE ( 1 Nam và 3 Nữ)
Trong nhiệm kỳ 2004 – 2007 có Cha Gioan Baotixita Phạm ngọc Hiệp làm Trợ Úy . hiện nay dưới sự lãnh đạo của Cha Quản Xứ Gioan Nguyễn Đức Tuân vừa mới đổi về.
Trong nhiệm kỳ nay, Hội Đồng đã tổ chức.
      -   Năm 2004 được 2 chị nhập gia.
-         Năm 2005 được 1 anh nhập gia.
-         Năm 2006 được 1 anh và 1 chị nhập gia.
-         Năm 2007 được 3 anh chị khấn tạm. và 1 anh 1 chị Khấn trọn.
Ngày 18 tháng 8 năm 2005 được sự chỉ thị của Hội Đồng Miền, ACE Lăng cô  về Giáo Xứ Thủy Yên  thành lập HĐĐ Clara,- Một tháng 2 lần . vào lúc 2 giờ thứ Hai .
-         Mọi chi phí phương tiện. tài liệu Huấn luyện ACE Lăng Cô đảm trách.
-         Về huấn luyện các anh chị đã học tập bài 10 trong tài liệu Huấn luyện khởi đầu.
  Nay ACE Thủy Yên đã được nhập gia và đang trong thời kỳ Huấn Luyện Khởi đầu. riêng HĐĐ Lôrensô Phước Tượng thì giao lại cho Miền Huế đảm nhận.



C. Sinh hoạt và huấn luyện trong HĐĐ:
1/ Sinh hoạt: HĐĐ sinh hoạt 1 tháng 4 lần vào lúc 11 giờ ngày Chúa Nhật.2 tuần chia sẻ lời Chúa. và 2 tuần sinh hoạt
- Sự hiện diện sinh hoạt chưa được đầy đũ vì nhiều anh chị đang trong hoàn cảnh nghề nghiệp không đồng bộ.Tuy nhiên Tổng số thành viên hiện diện cũng đạt được trên 70 Phần trăm
2/ Kinh nguyện:
Huynh Đệ Đoàn đã tổ chức đọc kinh từng gia đình trong anh chị phan sinh,Theo chu kỳ tối thứ bảy hằng tuần
3/ Huấn luyện:
- Anh Chị Em trong HĐĐ đã tham gia đầy đũ khóa học tập lần I, tại Giáo Xứ Thủy Yên, do Ban Thường Vụ miền tổ chức.
 - Anh PTHL trong HĐĐ đã triển khai và soạn thảo theo 2 tập tài huấn luyện của quốc gia. Một tháng 1 lần phổ biến cho Anh chị em học tập, Theo phương thức học hỏi, dùng câu hỏi lựa chọn, tuy nhiên ACE không đồng bộ. nên thường huấn luyện chung.
4/ Tu thư báo chí: Báo Huynh Đệ phan sinh, Anh chị em hưởng ứng, nên lượng mua đạt 100%.
5/ Phúc âm hoá: Nhìn chung Anh chị em rất tích cực cộng tác trong công việc bác ái. một tháng xin gạo 2 lần,  và nhờ sự hưởng ứng giúp đở của các anh chị Hải ngoại nên đã giúp được 14 ông bà thuộc diện tàn tật, không nơi nương tựa, không phân biệt lương giáo. và đã duy trì phát động chiến dịch lon gạo tình thương từ năm 1997 cho đến ngày hôm nay. ước tính mỗi Cụ một tháng gần 30 lon gạo.
Trong nhiệm kỳ này Ban Hội Đồng  đã tổ chức phân phát :
- Lễ giáng sinh 2004 được 30 phần quà cho những người già cả và khuyết tật, mỗi phần trị giá 30.000$. và 30 phần cho người già đơn côi ở Hói Dừa.
- Lễ giáng sinh 2006 được 40 phần quà cho những người già cả và khuyết tật, mỗi phần trị giá 30.000$.
-I. thuận lợi: các thành viên đều trẻ nên năng nỗ và hăng say, Cha Trợ Úy luôn tạo thuận lợi khi ACE có nhu cầu.
-II. Khó khăn: Số thành viên trong HĐĐ Bônaventura rất ít và Phần đông 2 vợ chồng là Phan sinh, nên nhân sự không đũ để đảm nhiệm nhiều công tác, các anh chị trong ban phục vụ rất nhiều trọng trách trong Giáo xứ, đặc biệt anh PTHL vừa huấn luyện địa phương, vừa huấn luyện HĐĐ Thủy Yên, vừa nằm trong Ban Huấn luyện Miền, đây là một thách đố cho thời gian lâu dài, ngoài ra HĐĐ Bonaventura ở xa Miền nên rất khó khăn về thời gian, phương tiện mỗi khi họp và lễ lạc ở Miền tổ chức.
Sau cùng Anh Chị Phục Vụ trong Hội Đồng nhiệm kỳ 2004- 2007 xin chân thành cám ơn quý Cha,  và xin cám ơn tất cả Anh chị em đã cộng tác nâng đở chúng tôi trong thời gian qua , nay thời gian đã hết chúng tôi xin tuyên bố mãn nhiệm.

                                                              Lăng cô ngày 10  tháng 07 năm 2007
                                                                    TM. ACE và Hội Đồng HĐĐ bônaventura
                                                                                          Phục Vụ



                                                                                     Giuse Lê văn Hùng.



VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH

VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH
(Đaị gia đìh PS Trang 90)
Đúng là ACE/PS /VN đa phần là nghèo. Dòng PSTT/VN từ trước đến nay cũng chẳng thủ đắt được một gia sản hay một ngân khoản tài chánh lớn lao nao. ACE/PSTT/VN với truyền thốnn đạo đức khó nghèo ít quan tâm đến việc quản trị tài chánh. để có điều kiện sinh hoạt, các HĐ Đ thường góp quỉ đoàn bằng cách bỏ  “túi kín” tùy tâm trong các buổi sinh hoạt. ACE thường đặt niềm tin và các A/C phụ trách và A/C thủ quĩ, nên HĐ Đ cũng chẵng đặt ra các quy định kiểm soát hay thu chi tài chánh. Ngay trong nội quy Quốc Gia, các điều khoản liên quan đến quản lý tài chánh cũng không có nhiều và còn rất lỏng lẻo bởi lẽ tài sản không có gì và nhất là HĐ Đ các cấp đều chưa có pháp nhân dân sự.
Thế nhưng ACE/ PSTT/VN lại có thể vận động được nhiều nàh mạnh thường quân, có thể là các đoàn viên khá giả để khi nao HĐ Đ cần đến tài chánh cho công việc gì cụ thể thì họ sẵn sàng giúp ngay. Tuy nghèo nhưng ACE  sẵn sàng đóng góp niên liễm 2000/ 1 năm tương đương 20 cent USD như luật định. Để HĐ Đ Quốc Gia có thể gởi vào Quỹ Quốc Tế hằng năm,HĐ Đ địa phương góp quỹ cho Miền và Miền góp cho Quốc Gia.

Gần đây HĐ Đ Quốc Gia có đề ra một số hoạt động tông đồ bác ái như nhà khuyết tật. mái ấm hoàng hôn. Phong trào được ACE hưởng ứng và đóng góp,HĐ Đ Quốc Gia có nhận được một số ngân khoản do các tư nhân và Hội Từ Thiện nước ngoài giúp và một số đất đai do các ân nhân trong nước tặng giúp. ACE vẫn đặt niềm tin vào các vị phụ trách, ít quan tâm đến việc quản lý các tài sản, tiền bạc này. Theo truyền thống đạo đức, ACE thường cho rằng đã làm việc đạo đức thì phải tin nhau. Có lẽ về mặt này, tinh thần của ACE khác biệt với PSTT của các nước tại Châu Âu, Châu Mỹ và không biết rằng trong tương lai thì Nội Quy Quốc Gia có trù liệu các biện pháp để quản lý và kiểm soát tài chánh cho rõ ràng không? Có cần thiết phải làm như vậy kông?.

VẤN ĐỀ TRỢ GIÚP TINH THẦN CHO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ.

VẤN ĐỀ TRỢ GIÚP TINH THẦN CHO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ.
........U.........
( Bài viết đã đăng trong báo chia sẻ Dòng I tháng 1+2/1997)

Như đã trình bày trong bài “Bản luật mới của Dòng PSTT” đăng trong chia sẻ tháng 10/96, Bản luật mới (1978) với cái nhìn rộng mở của Giáo Hội về vai trò người giáo dân, đã dành cho người PSTT quyền tự quản về các mặt tổ chức, điều hành và linh hoạt. Tuy nhiên về mặt chăm sóc mục vụ và tinh thần, là một mặt quan trọng trong nếp sống PSTT, thì trọng trách này vẫn được giao cho các Linh mục và Tu Sĩ Dòng I và Dòng III tại viện, với danh hiệu là người trợ giúp tinh thần (HC/PSTT 85,2- Luật / PSTT Đ.26).
I.NHỮNG LÝ DO CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ TRỢ GIÚP TINH THẦN:
1)Luật Dòng PSTT, ngay điều 1 và Quy chế Trợ Úy ban hành năm 1992 có chữ ký của 4 vị Tổng Phục Vụ các nhánh Dòng I đã nói rõ: “Dòng I pham Sinh và Dong III Tại Viện có những liên hệ chặt chẻ với Dòng PSTT vì tất cả là các thành viên trong 3 Dòng đều được mời gọi noi gương Đức Giêsu Kitô theo chân thánh Phanxicô Atxidi ( Quy chế Trợ Úy 1.1)
“Giữa các Tu Sĩ Phan Sinh và anh chị em PSTT, trên thực tế có mối quan hệ hổ tương cốt thiết do cùng thuộc về một gia đình, dù bằng những hình thức khác nhau. mối quan hệ này phải được phát triển luôn thêm mãi” (Quy chế Trợ Úy). “Bằng cung cách hình thức khác nhau nhưng luôn luôn hiệp thông hổ tương thiết yếu, họ (3 Dòng ) muốn làm sống lại đặc sủng của Thánh Phanxicô Atxidi trong đời sống và trong Giáo Hội hôm nay (HC/PSTT1,2)
2) Việc chăm sóc mục vụ và tinh thần cho DÒng PSTT căn cứ theo một truyền thống lâu đời, gồm 2 mặt:
-                     Thực hiện việc “điều khiển ở cấp cao” của các Bề trên các cấp (GL303- HC/PSTT 85.2)
-                     Phục vụ các HĐ Đ/PSTT trong việc linh hoạt thiêng liêng và mục vụ (Quy Chế Trợ Úy).
Và nhằm mục đích:
-                     Tạo thuận lợi cho sự hiệp với Giáo Hội bằng cách bảo đãm sự toàn vẹn Đức Tin và kỷ luật Giáo Hội (GL 305- HC/PSTT 85,2)
-                     Nêu chứng tá về linh đạo Phan Sinh, về tình huynh đệ của các Tu Sĩ đối với ACE/ PSTT và về sự hiệp thông giữa tất cả các môn đệ của Thánh Phanxicô Atxidi (HC/PSTT 89,4)
-                     Cộng tác vào việc huấn luyện cho ACE/PSTT (HC/PSTT 89,4)
-                     Nuôi dưởng nơi ACE/PSTT đời sống KTH bằng việc mục vụ và việc ban các bí tích cho các HĐ Đ ( Quy Chế Trợ Úy mục I – HC/PSTT 91,3).
Xem như thế, thì việc Trợ Úy tinh thần của Dòng I cho Dòng PSTT không thể coi nhẹ được và cả 2 Dòng tìm đũ mọi phương cách, phối hợp chặt chẻ với nhau để thực hiện công việc này thật chu đáo và đầy đũ.
II. TRÊN THỰC TẾ, HIỆN NAY VIỆC TRỢ GIÚP TINH THÂN CHO PSTT/ VN NHƯ THẾ NÀO:
Dòng PSTT/ VN , với lòng biết ơn sâu sắc và lòng cảm mến kính trọng phải nhìn nhận rằng giữa Dòng nhất (Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam) và Dòng PSTT đã luôn luôn có một sự hiệp thông rất cốt thiết, trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn trong lịch sử Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt nam, lúc nào bên cạnh Dòng PSTT/VN cũng được tỉnh Dòng gởi đến một Linh mục Dòng I đặc trách Dòng PSTT, qua các vị này, Dòng I đã tận tình dẫn dắt giúp đở và nâng đở tinh thần cho ACE PSTT luôn vững mạnh và trung thành với ơn gọi và sứ mệnh của mình. những gương sáng và lòng tận tụy của các ngài đã thúc đẩy ACE/PSTT giữ vững được bản chất một người PS và mạnh dạn dấn thân chu toàn các sứ mạng được giao phó.
Sự phát triển các HĐ Đ/ PSTT khắp nơi dã phần nào được làm rỏ nét những nhận định trên đây. Tuy nhiên, chính sự phát triển này lại làm nẩy ra vấn đề là số các trợ úy Dòng I cho các HĐ Đ càng ngày càng thiếu.
Dòng PSTT/VN hiện nay, về tổ chức chia làm 4 miền (Sài Gòn, Cữu long, Lâm Đồng, Nha Trang.) và 2 Liên đoàn là Phan thiết, Đà nẳng và 2 Đoàn đơn lẻ là Huế và Hà Nội. chỉ có 4 Miền là có Trợ Úy Dòng I (Sài gòn, Nha trang, Cữu long, Lâm đồng). những miền này có may mắn là trong phạm vi của mình có các cộng đoàn Dòng I. Các liên đoàn và Đoàn đơn lẻ còn lại chỉ trông ngóng sự quan tâm của vị Trợ Úy Đặc Trách cũng như Trợ Úy cấp Quốc Gia, hằng năm cùng với ban Phục Vụ Quốc Gia tổ chức các cuộc luân lưu thăm viếng, nhưng nhiều lắm cũng chỉ đượưc 1 năm/1 lần.
với tổng số 70 HĐ Đ trên toàn quốc thì phải được xem là không thể thực hiện được như Đ. 85,1 HC/PSTT đã được qui định: “ việc trợ giúp tinh thần xét như là yếu tố nền tảng của sự hiệp thông cốt yếu, phải đ] ợc bảo đảm cho tất cả các HĐ Đ/PSTT.
Trong mức độ khả thi và nhằm bổ khuyết sự thiếu hụt Trợ Úy Dòng I (ngoài ý muốn này) , Hiến Chương Dòng PSTT và Qui Chế Trợ Úy có trù liệu một giải pháp là theo thứ tự ưu tiên có thể chọn thay thế các Trợ Úy Dòng nhất I bằng : Các Linh mục thuộc Tu Hội PS (không có). Các Linh mục Giáo Phận nhập Dòng PSTT (rất ít, vài vị Giám Mục). trường hợp ngoại thường có thể ủy nhiệm cho một Linh mục Giáo Phận (Quy Chế Trợ Úy- HC/PSTT 91,4)
Hiện nay các HĐ Đ/ PSTT vận dụng trường hợp ngoại thường này. giải pháp này có thuận lợi giúp ACE/PSTT được săn sóc về mặt mục vụ, Bí tích và giúp HĐ Đ có điều kiện gắn bó hơn với Giáo Xứ. tuy nhiên, sự trợ giúp về mặt tinh thần Phan Sinh, sự hiệp thông cốt yếu trong gia đình Phan Sinh, cũng như chứng tá về đời sống và linh đạo Phan Sinh không thể đầy đũ và thường xuyên như với các Trợ Úy trong Dòng.
hiện trạng này xảy ra vì tình trạng bất khả kháng. trước hết các Tu Sĩ, Linh mục Dòng nhất không đông. Các Ngài lại phải sống trong cộng đoàn và đảm trách nhiều công tác của Dòng đến mức quá tải. phần khác, ngoại trừ một số các vị đặc trách ở cấp Quốc Gia, cấp Miền, hầu như các Trợ Úy HĐ Đ chỉ đến với DÒng PSTT vì tinhg huynh đệ hơn là được chuẩn bị kỷ lưởng để thi hành công tác mục vụ phứt tạp này như Quy Chế Trợ Úy và HC/PSTT đã quy định( Quy Chế Trợ Úy- HC/PSTT 89,2). phần nào, các Ngài cảm thấy trách nhiệm thì nhiều mà hứng thú thì ít.
III. SUY NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP TRỢ ÚY TINH THẦN CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI.
về phía ACE/ PSTT.
ACE/PSTT phải ý thức tình trạng thiếu Trợ Úy như hiện nay, để tự bản thân  ACE gắng sức vươn lên, học hỏi, tu luyện qua sách báo, qua các tài liệu huấn luyện, được phổ biến trong luật Dòng và Hiến Chương cũng như các tài liệu khác.
-                     Trong HĐ Đ, ACE phải giúp nhau thăng tiến về mặt tinh thần, học hỏi lẫn nhau. người nọ chỉ dạy cho người kia, các ACE có trâch nhiệm trong HĐ Đ phải làm gương sáng về tinh thần và nếp sống Phan Sinh, chu toàn nhiệm vụ huấn luyến đúng đường hướng, đúng theo các bản hướng dẫn của Hội Đồng, tranh thủ lưu tâm thăm viếng, chỉ dạy của các vị Trợ Úy cấp cao.
-                     Hội Đồng và Ban Phục Vụ các cấp cao: Quốc Gia và Miền phải nghĩ đến việc đào tạo và chuẩn bị một số ACE trong các HĐ Đ có uy tín và có tinh thần để dẫn dắt  huấn luyện các thành các linh hoạt viên giáo dân trong HĐ Đ như điều 91,3 HC/PSTT qui định.
-                     Cùng với các Bề Trên có thẩm quyền trong Dòng I, mời gọi làm Linh Hoạt Viên các Tu Sĩ Dòng II, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, cũng như các Tu Sĩ Dòng I đã khấn trọn đời.
Về phía Dòng I:
-                     Phổ biến đến các thành viên trong Dòng một ý thức xem việc trợ giúp tinh thần cho Dòng PSTT là một trách nhiệm, đượưc minh định trong điều.55 Hiến Chương Dòng AEHM.
-                     Đêm vào chương trình huấn luyện của Dòng I những kiến thức về Dòng PSTT nhằm chuẩn bị cho những ACE đó có khả năng làm Trợ Úy sau này.
-                     Phối hợp với Dòng PSTT, tổ chức các buổi gặp gỡ hay hội thảo, để có dịp gặp gỡ và hiểu biết nhau nhiều hơn, nhằm gợi hứng cho việc đảm nhận vai trò Trợ Úy tinh thần.
KẾT LUẬN:
Với một cái nhìn mới, tạm gọi là có tính “ chiến lược” về Dòng PSTT: Đó là một thàh phần không thể thiếu được trong đại gia đình Phan Sinh, Dòng PSTT hôm nay không chỉ là một Hội đoàn mang tính cách thuần túy đạo đức mà là cánh tay nối dài của Dòng I, phải được quan tâm hướng dẫn đúng mức về mặt tinh thần bằng sự trợ giúp tinh thần tích cực của Dòng I và sự nỗ lực học hỏi và thực hành của Dòng PSTT. Ước chi vì mục đích chung, Dòng I và Dòng PSTT sẽ có những phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vấn đề này.