Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Cầu nguyện


Một ông chừng trên 60 tuổi, thuộc Dòng PSTT, đến thăm sức khỏe tôi vì tôi bị tai biến mạch máu não. Sau vài câu thăm hỏi, ông đã nói:
- Thưa cha, xin cha giúp đỡ cho con trong việc cầu nguyện
- Ông đặt một vấn đề rất quan trọng của đời sống đức tin. Trong đời sống riêng tư của người công giáo, những giờ cầu nguyện là những giây phút của sự thật.
- Nghĩa là sao thưa cha?
- Nghĩa là khi đến với Chúa, con người đối diện với Chúa đang hiện diện trong đức tin. Khi đó chúng ta chạm trán với hai sự thật: sự thật của đời mình và sự thật về Chúa.
Trong thinh lặng, trước mặt Chúa, ta thấy rõ lương tâm ta, thấy những ước muốn của ta, thấy rõ hoài bão của ta, thấy rõ yếu đuối và tội lỗi của ta, không che giấu được, không giả bộ được.
Cũng trong thinh lặng ta nhìn lên Chúa, ta cảm thấy ta không giấu gì được ngài. Con người đi vào thế giới siêu việt, đối diện với Thiên Chúa. Ánh sáng siêu việt của Thiên Chúa soi rọi và cho ta thấy mình như Chúa thấy.
- Cho con hỏi: Vậy việc cầu nguyện và xét mình, phân tích bản thân có khác nhau không thưa cha?
- Khác ở chỗ là trong cầu nguyện, ta không tự vấn lương tâm mình, nhưng tự bộc lộ ra trong ánh sáng của Thiên Chúa và đối thoại với Ngài. Tâm hồn và lương tâm của người cầu nguyện mở ra trước mặt Chúa một cách khách quan.
Thay vì tạo nên sự thất vọng hay sự tự mãn, việc cầu nguyện khơi dậy trong ta cái nhìn trong sáng và khiêm hạ trước mặt Chúa, cũng khơi dậy niềm khao khát Chúa, hy vọng và tình mến, cả niềm vui.
- Có phải như có người nói: Càng gần Chúa, càng thấy rõ mình hơn, phải không cha?
- Đúng vậy. Sau khi nhìn thấy sự thật về mình trong ánh sáng của Chúa, con người bắt đầu đối thoại với Chúa. Cầu nguyện là đối thoại với Chúa, chứ không phải độc thoại, chỉ lo xin mà thôi. Người nói có người nghe, ta nói để Chúa nghe rồi chúng ta lắng nghe Chúa nói.
- Chúa nói với chúng ta khi cầu nguyện như thế nào thưa cha?
- Khi Chúa đã cho ta thấy rõ về mình thì đồng thời Chúa đang thúc dục ta sửa đổi, thống hối ăn năn; nhờ thế việc cầu nguyện cũng như việc mài dũa hòn đá sống động để cùng những hòn đá khác xây nên thân thể của Đức Ki-tô.
- Cám ơn cha đã soi sáng cho con. Nhưng ngoài việc hoàn thiện mình, việc cầu nguyện còn ích lợi lớn nào nữa không cha?
- Theo tôi, ích lợi lớn nhất là được kết hiệp với Chúa. Tin Mừng cho ta thấy Chúa Giê-su kết hiệp với Chúa Cha bằng việc cầu nguyện. Việc cầu nguyện nâng chúng ta lên với Chúa và tới Chúa trong thầm lặng.
-Vậy thì muốn đánh giá mình hay một người khác về đời sống đức tin và đức mến, thì ta chỉ việc nhìn vào đời sống cầu nguyện của ta hay của người đó phải không cha?
- Đúng như thế. Nhưng cũng khó đánh giá vì không thể căn cứ theo bề ngoài mà thôi; và đời sống nội tâm thì chỉ có Chúa và người đó biết thôi.
- Cám ơn cha thật nhiều đã soi sáng cho con về việc cầu nguyện. Từ trước con cứ tưởng cầu nguyện là nói, là xin, nhưng không biết lắng nghe Chúa. Hy vọng khi có gì thắc mắc về đời sông thiêng liêng, con sẽ đến xin cha hướng dẫn, có được không cha?
- Được chứ, đó là nghề của chàng mà! Bổn phận của linh mục mà! Chúc ông mạnh khỏe.
Đamianô

Cám Dỗ của Thành Công


Sáng nay một giám đốc nhà hàng bị đuổi việc, đến gặp tôi và kể lại cuộc sống đầy thất bại của anh ta.
- Con là cháu của chú X., bạn học của cha ngày xưa, chắc cha còn nhớ. Hôm nay con đến hỏi cha, tại sao đời con thất bại thì nhiều mà thành công thì ít, có phải tại số phận không cha? Hay cuộc đời con có một cái gì ngăn cản bước thiến của con? Con tin Chúa; con sống đạo không đến nỗi tệ, sao con cứ gặp thử thách hoài?
- Thất bại trong cuộc sống, là do số phận; tôi cũng muốn tin điều đó lắm, vì là một lời giải đáp dễ dàng. Nhưng hình như đó không phải là một giải đáp đích thực, và nó không làm thỏa mãn ai cả.
Cuộc sống ai mà chẳng muốn thành công, lý do là ai cũng tìm kiếm thành công cả. Đó là một khuynh hướng tự nhiên. Từ trong Giáo Hội cho đến ngoài xã hội, ai cũng thế cả. Tuy nhiên, kẻ ít người nhiều, ai cũng gặp thất bại cả, hầu như không ai tránh khỏi thất bại.
Đàng khác, một người có thể thành công về kinh tế, về xã hội nhưng lại có thể thất bại về mặt con người, về mặt đạo đức. Chuyện đó đang xảy ra nhan nhản. Hơn nữa, một người thành công về mọi mặt hình như rất hiếm, hầu như không có.
Thắc mắc của anh xưa như trái đất; trong Kinh Thánh nhiều người ngày xưa cũng đã thắc mắc với Thiên Chúa như vậy rồi. Thất bại được Kinh Thánh coi là một thử thách. Thử thách được Kinh Thánh diễn tả dưới nhiều hình thức: dân được Chúa chọn bỏ Ai cập ra đi theo lệnh Chúa, sao mà gặp thử thách hoài: đói khổ (Xh. 16, 1-5), khát (Ds 20, 1-13) tại Meriba, ông Tôbi đạo đức, phải mù mắt (Tb 2, 10-23), ông Giob (Job 1, 6-22) ...
Cuộc đời Chúa Giê-su thành công cũng có nhưng thất bại thì nhiều.
Nhưng vấn đề đặt ra là thất bại, thử thách có nghĩa gì không, có giá trị gì không?
Thắc mắc chính cuối cùng là ở câu hỏi này. Trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ có sự bình an trong tâm hồn giữa trăm chiều thử thách.
- Câu giải đáp này là chính cái con đang cần. Ai cho ta câu giải đáp này thưa cha? Chúng ta tìm nó ở đâu bây giờ?
- Nếu anh đi tìm sự bình an trong tâm hồn chứ không phải là tiền bạc hay danh vọng, tôi tin chắc anh sẽ tìm được câu trả lời. Nhiều người ngày nay có tiền bạc và danh vọng nhưng lại không có được sự bình an trong tâm hồn. Như thế tiền bạc không đem đến cho ta sự bình an trong tâm hồn. Đó chính là sự bình an mà Chúa Giê-su hứa cho các Tông đồ: "Thầy ban bình an cho các con... Bình an của thầy ban không như thứ bình an thế gian ban tặng". Đó là sự bình an của các tông đồ khi gặp thử thách gian nan đã kêu lên: "Chúng tôi vui mừng được chịu khổ vì Chúa Ki-tô".
Đọc Tin Mừng, chúng ta thấy một điều lạ: Chúa Giê-su không tìm kiếm sự thành công, nhưng trái lại ngài tìm cách tránh né. Bài Tin Mừng thánh Maccô 1, 29-39 cho thấy Chúa Giê-su rất nổi tiếng với các phép lạ, rất thành công về danh tiếng: 'Lập tức danh tiếng Ngài được đồn ra khắp nơi". Khi nổi tiếng và thành công, người ta thường có khuynh hướng dừng lại để thưởng thức thành công của mình, bị ru ngủ bởi thành công của mình và quên đi phía trước đang chờ đợi mình. Đó là một cơn cám dỗ thường xuyên. Thái độ của Chúa Giê-su hôm nay có lẽ là một bài học lớn cho chúng ta về vấn đề này. Mặc cho mọi người đổ xô đến với Ngài, Chúa nói với các môn đệ: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xung quanh, để thầy còn rao giảng ở đó nữa vì thầy ra đi là cốt để làm việc đó. "
Phải, Ngài được sai đến trước tiên là để thi hành sứ mạng rao giảng Nước Thiên Chúa, chứ không phải tìm kiếm những thành công kia. Bởi vậy khi thấy người ta tuôn đến với ngài, ngài liền tìm cách tránh đi. Ngài cũng cấm ma quỷ không được tuyên xưng Ngài, vì chúng biết ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Ngài sợ người đời hiểu sai Ngài, hiểu rằng Ngài cũng chỉ đi tìm danh vọng như ai khác. Khiêm tốn và kín đáo trước mọi thành công, đó là một bài học lớn cho chúng ta.
Trong tâm thức Chúa Giê-su, cái quan trọng là ý Cha, là trách nhiệm được Cha giao phó. Còn khen chê cũng như thất bại hay thành công hình như đối với Ngài không quan trọng. Đó phải chăng là một bài học quý giá cho chúng ta.
Thường thành công và thất bại không xa nhau lắm, chỉ trong gang tấc. Cuộc đời của Chúa Giê-su đã chứng minh điều đó. Phụng vụ tuần thánh cho ta thấy: Những người hoan hô Chúa trong ngày lễ Lá, chỉ mấy hôm sau lại kêu gào lên án đòi giết Chúa. Lòng người thay trắng đổi đen là thế. Đứng về mặt xã hội, cuộc đời Chúa Giê-su thất bại hơn là thành công. Nhưng Ngài đã nói trước: hạt giống có mục nát đi thì mới sinh hoa quả.
Cái chết của Chúa, theo người đời là một thất bại; nhưng cái chết đó lại có giá trị hơn những thành công Ngài đã gặt hái: cái chết đó cứu được cả nhân loại.
- Nhưng thất bại, thử thách của con có cứu được ai đâu?
- Có chứ! Thành công cũng như thất bại, tôi ví như một món ăn của cuộc sống: ta phải nhai nó, phải nghiền ngẫm nó, phải tiêu hóa nó, khi đó mới thấy được giá trị của nó. Tôi cho anh một ví dụ cụ thể nhé. Cách đây hai năm tôi bị tai biến mạch máu não. Một căn bệnh quái ác, nó làm mất hết mọi khả năng tinh thần và thể xác, nó làm ho con người thành dở sống, dở chết. Lúc đầu tôi nản và thất vọng lắm. Nhiều lần tôi xin Chúa cho tôi chết! Nhưng sau ít tháng, tôi hơi tỉnh táo, tôi mới nghiền ngẫm hằng ngày cơn thử thách mà tôi đang chịu. Cuối cùng tôi thấy bình tĩnh, có sự bằng an trong tâm hồn; rồi tôi cám ơn Chúa đã ban cho tôi thử thách đó vì tôi tin rằng vì thương tôi nên Chúa mới ban cho tôi thử thách đó. Tôi không nằng nặc xin Chúa phục hồi mọi khả năng của tôi, nhưng tôi thưa với Chúa cách bình an: Chúa hãy làm cho con cái gì đẹp lòng Chúa nhất, cái gì ích cho con nhất. Như thế thử thách mà Chúa gởi đến cho tôi, thái độ đức tin của tôi trưởng thành hơn. Và tôi thấy bình an hơn khi tôi dâng lên Chúa lời cầu nguyện trên đây.
- Nhưng anh hay cầu nguyện lúc thất bại hay lúc thành công?
- Thường khi gặp thất bại, để xin Chúa giúp đỡ, còn khi thành công thường có lẽ vì vui mừng nên hay quên!
Sau khi được nổi tiếng, Chúa Giê-su rút lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện. Chúa dạy ta phải biết cầu nguyện cả khi thành công nữa, mục đích là để chúng ta bình tĩnh mà tránh cơn cám dỗ của thành công, cám dỗ ngủ quên trên chiến thắng đã đành, mà còn bị cám dỗ vì quên ơn Chúa. Vì thế mà trong sa mạc Chúa Giê-su bị Satan lấy những thành công ra để cám dỗ Chúa.
Tôi còn nhớ chuyện như sau: Cách đâu khá lâu, hồi tôi còn làm cha xứ ở Cồn Én, một họ đạo nghèo trên một đảo nhỏ ở sông Tiền giang; một hôm một anh hàng xóm đến gặp tôi kể một thử thách anh đang gặp, cuối cùng trước khi ra về, anh vừa cười vừa nói:
- Thật tình con thương ông cố lắm! Tôi hỏi:
- Cám ơn anh nhưng vì sao anh lại nói vậy?
- Vì khi trúng số hay làm ăn phát tài thì không ai đến với ông cố cả, nhưng hễ gặp chuyện rắc rối là cứ đến nói với ông cố, nhờ giải quyết hay khuyên bảo!
- Nhưng tôi hỏi anh tại sao vậy?
- Theo con nghĩ, không phải linh mục giỏi hơn ai, nhưng vì linh mục có ánh sáng của Chúa, vì linh mục là người cầu nguyện.
- Vậy nếu anh muốn có ánh sáng của Chúa thì anh cũng hãy siêng cầu nguyện đi! Anh ta cười giơ tay bắt chào ra về và nói:
- Mắc làm ăn nên hay quên quá cha ơi!!
Damiano

Thế giới thần bí của thánh Phanxicô

Thế giới thần bí của thánh Phanxicô

THỰC THI QUYỀN BÍNH TRONG GIÁO HỘI

1. GIỚI THIỆU                                                                  
Có câu nói hay được nhắc đến: “Vào cái thời mà các bề trên ra lệnh thì tôi là thuộc cấp; giờ đây khi thuộc cấp ra lệnh, thì tôi được đặt làm bề trên.” Chúng ta không biết ai đã nói câu này trước tiên. Nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là nội dung của câu nói.[1]Rõ ràng câu nói này lưu ý chúng ta về nỗi khó khăn của những người nắm giữ quyền bính.
Quả thật, rất thường trong lịch sử Giáo hội, quyền bính và vâng phục làm bộc lộ những căng thẳng thúc đẩy người ta suy tư sâu hơn về các ý nghĩa thần học của chúng. Ở đây chúng ta nói về việc thực thi quyền bính trong Giáo hội. Một chủ đề như thế rõ ràng tự hạn định chính nó, trước hết, nơi những người nắm giữ quyền bính, nghĩa là các vị lãnh đạo trong một khung cảnh Giáo hội nào đó. Tuy nhiên, thảo luận ở đây về việc thực thi quyền bính trong Giáo hội cũng muốn bao hàm nghĩa rộng nhất, nghĩa là nói đến tất cả những ai trong Giáo hội thấy mình cách nào đó đang nắm giữ quyền bính.[2]

2. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA QUYỀN BÍNH TRONG GIÁO HỘI
Quyền bính trong Giáo hội cũng có lịch sử xa xưa như chính Giáo hội. Vì thế, trước hết cần xác nhận nguồn gốc, bản chất và định hướng của quyền bính trong Giáo hội, nhờ ánh sáng của mạc khải và huấn quyền.

2.1. Nguồn gốc của quyền bính
Nguồn gốc của nọi quyền bính, bao gồm cả quyền bính trong Giáo hội, là chính thẩm quyền tối cao của Thiên Chúa, như Đức Giêsu đã nói với Philatô: “Ông có quyền trên tôi, đó là bởi vì Thiên Chúa đã trao cho ông quyền ấy” (Ga 19,11). Thánh Phaolô trong Rm 13,1 và Thánh Phêrô trong 1Pr 2,13 cũng khẳng định điều tương tự.
Ngoài ra, ở cuối Tin Mừng theo Thánh Matthêu, Đức Giêsu xác nhận rằng mọi quyền hành trên trời dưới đất đã được trao cho Ngài (x. Mt 28,18). Nếu mọi quyền hành thuộc về Đức Giêsu, thì không có quyền hành nào ở ngoài Ngài. Xác nhận này của Đức Giêsu chắc chắn thách đố thái độ của chúng ta đối với quyền bính. Bất cứ khi nào chúng ta ứng xử với quyền bính là chúng ta đang ứng xử với chính Đức Giêsu.

2.2. Bản chất của quyền bính
Nếu mọi quyền bính đến từ Thiên Chúa, thì mọi quyền bính đều có bản chất phục vụ. Điều này càng đúng khi chúng ta nói về quyền bính trong Giáo hội. Đức Giêsu làm sáng tỏ điều này cả trong lời nói lẫn trong gương sống của Ngài: “Giữa anh em ai làm lớn hãy phục vụ mọi người. Cũng như Con Người đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ” (Mc 10,44-45; xem thêm Mt 20,26-28; Lc 22,26-27 và Ga 13,14-15). Chúng ta nghe Thánh Phêrô nói với các mục tử trong Giáo hội: “Tôi khẩn nài anh em hãy chăn dắt đàn chiên mà Thiên Chúa đã trao cho anh em và hãy nhiệt thành săn sóc đàn chiên ấy. Hãy làm công việc của anh em không phải để chỉ nhận thù lao, nhưng từ khao khát thực sự muốn phục vụ. Đừng thống trị những người được ủy thác cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đàn chiên” (1Pr 5,2-3).
Nói về thiết chế phẩm trật của Giáo hội, Hiến chế tín lý về Giáo hội Lumen Gentium (Ch. 3) tái khẳng định mạnh mẽ rằng quyền bính Giáo hội là để phục vụ: “[Các giám mụcý thức rằng người lớn nhất phải trở thành người nhỏ nhất, người lãnh đạo phải là người phục vụ (…) Được Chúa Cha ủy thác nhiệm vụ cai quản gia nghiệp của Ngài, giám mục phải luôn hướng nhìn gương mẫu của vị Mục tử Tốt lành, Đấng đã đến không phải để được hầu hạ nhưng là để hầu hạ” (LG 27).

2.3. Định hướng của quyền bính
Thật ý nghĩa việc Đức Giêsu tuyên bố Ngài nắm giữ “mọi quyền năng trên trời dưới đất” xảy ra trong bối cảnh Ngài sai phái các môn đệ đi vào sứ mạng (x. Mt 28,18-20). Điều này cho thấy rằng quyền bính rốt cục được định hướng nhắm đến sứ mạng của Giáo hội trong việc xây dựng Triều đại của Thiên Chúa.
Quả thật, quyền bính là một phương tiện để phục vụ cho một cứu cánh. Mục tiêu của Giáo hội là làm chứng cho Tin Mừng, và quyền bính là một phương tiện mạnh mẽ để làm điều đó. Đây là quan điểm Kitô giáo về quyền bính.[3] Hiến chế Lumen Gentium, khi nói về quyền bính của giám mục, đã vọng lại cùng một lệnh truyền ấy: “Thông dự vào quyền bính của Đức Giêsu, các ngài có bổn phận làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Chúa, thánh hóa và cai quản họ” (LG 19).
Đức Bênêđictô XVI, tại buổi tiếp kiến chung ngày 26.10.2010, khi nói về vai trò lãnh đạo của các linh mục, đã tuyên bố: “Việc loan báo Tin Mừng là việc phục vụ lớn nhất cho người ta. Thật vậy, trong cuộc đời dương thế này không có gì tốt hơn việc hướng dẫn người ta đến với Thiên Chúa, đánh thức đức tin của người ta, nâng đỡ người ta vượt lên khỏi sự trì trệ và thất vọng, trao cho người ta niềm hy vọng rằng Thiên Chúa rất gần gũi, rằng Ngài hướng dẫn lịch sử mỗi người và lịch sử của thế giới.”[4] 
Đặc tính định hướng sứ mạng của quyền bính trong Giáo hội càng được thấy rõ hơn nếu chúng ta nhớ đến tuyên bố nổi tiếng của Công đồng Vatican II trong Ad Gentes: “Giáo hội tự bản chất có tính sứ mạng thừa sai” (AG 2). Lý do hiện hữu của Giáo hội là sứ mạng; vì thế, quyền bính trong Giáo hội chỉ có thể tìm thấy mục tiêu cuối cùng của nó trong sứ mạng.

3. CÁC CHUẨN MỰC CỦA GIÁO HỘI VỀ QUYỀN BÍNH      
Huấn thị về “Sự phục vụ của quyền bính và vâng phục” (11 tháng 5, 2008) của Thánh Bộ các Hội dòng Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Tông đồ đã dành một số (số 14) để đề cập các chuẩn mực của Giáo hội liên quan đến quyền bính. Tài liệu này được biên soạn cho các hội dòng đời sống thánh hiến và các hiệp hội đời sống tông đồ, nhưng một cách nào đó nó cũng có thể được áp dụng mở rộng cho bất cứ ai nắm giữ quyền bính trong Giáo hội. Đáng ghi nhận rằng ba chuẩn mực về quyền bính được tài liệu này tổng hợp (tức sự vâng phục của người nắm giữ quyền bính, tinh thần phục vụ, và quan tâm mục vụ) được thấy tương ứng với nguồn gốc, bản chất và sự định hướng của quyền bính như chúng ta đã ghi nhận trên đây.

3.1. Sự vâng phục của người nắm giữ quyền bính
Chuẩn mực đầu tiên được trình bày bởi Huấn thị này, đó là vị bề trên trước hết được mời gọi là người đầu tiên vâng phục, dựa theo bản chất phục vụ của quyền bính Giáo hội. Trong quyền lực do chức vụ mình đảm nhận, vị bề trên có bổn phận vâng phục luật của Thiên Chúa, chính từ Ngài mà vị bề trên nhận được quyền bính và chính với Ngài mà vị bề trên phải tính sổ rõ ràng.[5]
            Một minh họa cho chuẩn mực này được tìm thấy trong bài giảng của Đức Bênêđictô XVI lúc bắt đầu sứ vụ Phêrô của ngài. Đức Thánh Cha nói: “Chương trình cai quản thực sự của tôi, đó là không làm theo ý riêng tôi, không theo đuổi các ý tưởng của tôi, nhưng là cùng với toàn thể Hội Thánh lắng nghe lời của Chúa và thánh ý của Chúa, để cho Chúa dẫn dắt, ngõ hầu chính Chúa dẫn dắt Hội Thánh trong thời khắc này của lịch sử.”[6]
Thật vậy, không ai thực sự có khả năng nuôi dưỡng đoàn chiên của Đức Kitô nếu người ấy không sống một thái độ vâng phục đích thực và thâm sâu đối với Đức Kitô và Giáo hội, và chính sự ngoan ngoãn của các thuộc cấp đối với những người lãnh đạo mình cũng tùy thuộc vào sự ngoan ngoãn của những người lãnh đạo đối với Đức Kitô; vì vậy, nền móng của sứ vụ mục vụ luôn luôn là cuộc gặp gỡ thường xuyên và cá vị với Chúa, sự hiểu biết Chúa cách thâm sâu, sự rập khuôn ý muốn của mình theo ý muốn của Đức Kitô.

3.2. Tinh thần phục vụ
Chuẩn mực thứ hai về quyền bính tương ứng với bản chất của quyền bính, đó là phục vụ.Lumen Gentium nêu rõ rằng các thừa tác viên, được trao cho quyền thánh chức, nhằm để phục vụ anh chị em mình (LG 18). Rõ hơn nữa, văn kiện này dựa trên các giáo phụ để tuyên bố rằng các giám mục, với sự trợ giúp của các linh mục và phó tế, đảm nhận việc phục vụ cộng đoàn; các ngài thay mặt Thiên Chúa quản trị đàn chiên, vì các ngài là mục tử của đàn chiên trong tư cách là thầy dạy, tư tế và người cai quản” (LG 20). Đối với các bề trên dòng tu, chuẩn mực này được trình bày trong Huấn thị “Sự phục vụ của quyền bính và sự vâng phục” như sau: “Cũng như mọi quyền bính trong Giáo hội, quyền bính của các bề trên dòng tu phải được đặc trưng bởi tinh thần phục vụ, bằng cách bắt chước Đức Kitô là Đấng ‘đã đến không phải để được hầu hạ nhưng là để hầu hạ.’”[7]
Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì áp đặt trên họ quyền bá chủ, những người làm lớn thì áp đặt trên họ quyền hành của mình. Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em” (Mc 10,42-43). Tinh thần phục vụ, vì thế, là đặc điểm của quyền bính trong Giáo hội. Nó là cái phân biệt việc thực thi quyền bính trong Giáo hội với sự hành xử quyền bính trong thế tục.

3.3. Quan tâm mục vụ
Trong ánh sáng của Giáo luật (điều 619), chuẩn mực thứ ba về quyền bính được trình bày trong Huấn thị là quan tâm mục vụ. Cụm từ “quan tâm mục vụ” ở đây chỉ thị trách nhiệm của bề trên đối với thiện ích của những người thuộc quyền mình, cả trong tư cách cộng đoàn lẫn trong tư cách những cá nhân thành viên. Bề trên phải liệu sao để cộng đoàn dưới sự săn sóc của mình đích thực là một cộng đoàn của đời sống huynh đệ. Bề trên phải “đáp ứng các nhu cầu cá nhân của các thành viên một cách thích đáng, quan tâm săn sóc và viếng thăm người đau ốm, yên ủi người đau khổ, và kiên nhẫn với hết mọi người.”[8]
Những người khác trong Giáo hội ở vai trò nắm giữ quyền bính cũng có những thuộc cấp và những cộng đoàn riêng của mình. Chuẩn mực “quan tâm mục vụ”, vì thế, cũng được áp dụng cho họ. Chúng ta có thể nghĩ đến “đức ái mục tử” được đề cập bởi Tông huấn Pastores Dabo Vobis. Về “đức ái mục tử” này, Đức Gioan Phaolô II cung cấp một suy tư rất hay khi giải thích rằng “sứ vụ linh mục được ghi dấu ấn bởi đức ái mục tử xét như một amoris officium, một chức vụ yêu thương. Việc phục vụ Giáo hội và các linh hồn trở thành mối quan tâm hàng đầu của linh mục và đặt nền cho linh đạo của ngài xét như một tình yêu sâu xa đối với Giáo hội hoàn vũ và đối với các linh hồn được ủy thác cho ngài săn sóc, như phu quân đối với hiền thê.”[9]
Một người nắm quyền bính chỉ có thể có được “mối quan tâm mục vụ” hay “đức ái mục tử” khi tình yêu của người ấy đối với Thiên Chúa, đối với Giáo hội và đối với những người thuộc về mình trở thành lớn hơn bất cứ những bận tâm nào khác. Điều này giả thiết một đời sống tựa vững chắc trên đức tin, sự hoán cải, sự lắng nghe Lời Chúa và cử hành Phụng vụ.

4. PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT NGƯỜI NẮM GIỮ QUYỀN BÍNH
Sau khi nhìn qua các chuẩn mực liên quan đến quyền bính, giờ đây chúng ta nên mô tả một người nắm giữ quyền bính phù hợp với các chuẩn mực ấy. Đức Giêsu rõ ràng là mẫu gương tuyệt đỉnh về một con người như thế. Mô tả của chúng ta về một người nắm giữ quyền bính sẽ bao hàm ba khía cạnh: một người tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa; một người với tình yêu đến mức quên mình và với trách nhiệm; và một người được định hướng sứ mạng.

4.1. Kiên trì tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa nhờ phân định trong Thánh Thần
Lương thực của Đức Giêsu là làm theo ý Đấng đã sai Ngài (cf. Ga 4,34). Những người được kêu gọi thực thi quyền bính phải biết rằng họ chỉ có thể chu toàn vai trò của mình khi trước hết biết lên đường tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa với nhiệt tâm và thành ý. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia khuyên một giám mục thân hữu như sau: “Không ai có thể làm điều gì nếu anh không đồng ý, nhưng anh cũng đừng làm điều gì nếu Thiên Chúa không đồng ý.” Những người nắm giữ quyền bính phải nhiệt thành tìm hiểu xem Thiên Chúa thực sự muốn gì, với sự trợ lực của cầu nguyện, suy tư và lời khuyên của những người khác. Nếu chẳng vậy, sẽ có nguy cơ là thay vì thay mặt Thiên Chúa, các bề trên sẽ cả gan đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa.[10]
Tinh thần phân định và vâng phục đối với Chúa Thánh Thần phải là đặc trưng của mọi tiến trình đưa ra các quyết định. Đây là một số thái độ căn bản:[11]
            - cởi mở đối với các quan điểm của người khác, xem đó như trung gian để mình khám phá thánh ý Thiên Chúa;
            - lưu tâm đến các dấu chỉ của thời đại, các kỳ vọng của dân chúng, các nhu cầu của người nghèo, các nhu cầu khẩn thiết loan báo Tin Mừng, các mối ưu tiên của Giáo hội hoàn vũ và của các Giáo hội địa phương;
            - tránh các thành kiến, tránh việc khư khư bám vào các ý kiến của riêng mình, tránh đóng khung suy nghĩ cứng nhắc hoặc méo mó, và tránh những sự áp đặt vốn làm suy yếu tính đa dạng của các quan điểm;
            - can đảm để đặt nền vững chắc các ý kiến của mình nhưng đồng thời cũng mở ra đón nhận các cách nhìn mới và sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình;
            - ưu tiên giữ sự hiệp nhất trong mọi trường hợp, dù quyết định cuối cùng là gì đi nữa.

4.2. Thực thi quyền bính với tình yêu quên mình và với trách nhiệm
Như Thầy yêu anh em, anh em cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Những người nắm giữ quyền bính, vì thế, là những người đầu tiên phải bảo đảm có được tình yêu này. Cha Arrupe, Bề trên Tổng quyền của Dòng Tên có lần viết trong một thư luân lưu gửi các bề trên trong Dòng: “Các thuộc cấp của anh em sẽ tha thứ cho anh em mọi sự. Nhưng có một điều họ sẽ khó tha thứ: đó là, nếu anh em đã không yêu thương họ hoặc anh em đã không diễn tả tình yêu họ thành hành động.”[12]  
Thực thi quyền bính với tình yêu quên mình có nghĩa rằng vị bề trên tránh mọi thái độ thống trị và mọi hình thức của chủ nghĩa gia trưởng. Trong nhiều trường hợp, tình yêu của người nắm giữa quyền bính sẽ được thể hiện nơi khoa sư phạm tha thứ và nhân hậu, trong đó vị bề trên đón nhận, sửa sai và luôn luôn tạo cơ hội cho người anh chị em lầm lỗi có thể sửa đổi.
Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng tình yêu đích thực đối với cộng đoàn và đối với cá nhân các thuộc cấp không có nghĩa là tránh né các hoàn cảnh trong đó cần thiết phải đưa ra các quyết định rõ ràng và đôi khi không hề dễ chịu. Đúng hơn, tình yêu đích thực có nghĩa rằng những người nắm giữ quyền bính có một cảm thức công bằng và có khả năng dung hòa giữa sự nghiêm khắc và sự nhẫn nại. Nói cho cùng, ngay cả dù bề trên không thể – và không nên – làm hết mọi sự, thì bề trên cũng phải chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi sự.[13]

4.3. Quyền bính được định hướng sứ mạng
            Chúng ta không quên rằng một chuẩn mực của quyền bính là “quan tâm mục vụ” hay “đức ái mục tử”. Nghĩa là, quyền bính nhắm đến việc xây dựng và thăng tiến đời sống cộng đoàn. Tuy nhiên, mọi cộng đoàn trong Giáo hội, và chính Giáo hội, được nhắm đến sứ mạng – như chính Đức Giêsu là nhà thừa sai của Chúa Cha. Vì thế, những người nắm giữ quyền bính phải được định hướng sứ mạng cách mạnh mẽ. Các quyết định của các vị phải được thúc đẩy bởi sứ mạng của Giáo hội và nhất là bởi sứ mạng chuyên biệt của cộng đoàn mình.
Hơn nữa, làm sứ mạng chính là thi hành thánh ý Thiên Chúa, tức vâng phục. Trong các sách Tin Mừng, Đức Giêsu luôn luôn được trình bày như Đấng được Cha sai đến để thi hành ý muốn của Cha. Chúng ta hiểu tại sao không thể hình dung về sứ mạng mà không liên hệ đến sự vâng phục. Sống sứ mạng luôn luôn hàm nghĩa việc được sai đi, và điều này qui chiếu đến Đấng đã sai và nội dung của sứ mạng phải được thi hành. Một người nắm giữ quyền bính vì thế có thể được mô tả là người được dẫn dắt bởi sự vâng phục đối với thánh ý Thiên Chúa, chứ không phải bởi ước muốn khẳng định chính mình.

5. CÁC THÁCH ĐỐ HIỆN NAY ĐỐI VỚI QUYỀN BÍNH TRONG GIÁO HỘI
            Luôn luôn có những thách đố đặt ra cho việc thực thi quyền bính trong suốt dòng lịch sử Giáo hội. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xin lỗi về những tội lỗi của Giáo hội trong quá khứ; điều ấy có nghĩa là chấp nhận rằng quyền bính của Giáo hội đã không luôn luôn được thực thi cách đúng đắn. Ở phần đầu của tháo luận này chúng ta đã ghi nhận rằng thời đại chúng ta có những khó khăn riêng của nó liên quan đến việc thực thi quyền bính. Thiết tưởng cần nhận diện một số những thách đố tiêu biểu nhất.
            - Trước hết, trong sứ điệp của ngài về vai trò hướng dẫn của các linh mục, Đức Bênêđictô XVI đã chỉ ra thách đố của việc dung hòa giữa một bên là các ý niệm “mục vụ” hay “hiệp thông” và bên kia là ý niệm về “phẩm trật”. Trong những thập niên vừa qua, tính từ “mục vụ” thường được dùng hầu như với ý nghĩa đối ngược lại ý niệm “phẩm trật”, điều tương tự cũng có thể nói về ý niệm “hiệp thông”. Như đức giáo hoàng ghi nhận: “Đối với nhiều người, ý niệm về phẩm trật dường như tương phản với tính uyển chuyển và tính linh hoạt của cảm thức mục vụ, và thậm chí tương phản với tinh thần khiêm nhường theo Tin Mừng. Nhưng đó là một nhận thức sai lầm tệ hại về phẩm trật, phần nào cũng do những lạm dụng quyền bính và do những tham vọng địa vị từng thấy trong lịch sử – chúng quả là những lạm dụng và thực sự không phát xuất từ chính bản chất của ‘phẩm trật’”.[14]
            - Thách đố thứ hai được thấy rõ hơn trong bối cảnh đời sống thánh hiến, như được ghi nhận trong Huấn thị “Sự phục vụ của quyền bính và sự vâng phục”:

“Trong những năm gần đây, cách lắng nghe quyền bính và thực thi quyền bính, cũng như cách vâng phục, đã thay đổi cả trong Giáo hội lẫn trong xã hội. Điều này phần nào do bởi: thứ nhất, ý thức về giá trị của mỗi cá nhân, với ơn gọi, tri thức, tình cảm và những ân huệ thiêng liêng của riêng mỗi người, với sự tự do và những khả năng lý trí của mỗi người; thứ hai, sự tập trung nhấn mạnh vào linh đạo hiệp thông, với sự đề cao các khí cụ giúp người ta sống linh đạo ấy; thứ ba, một cách hiểu sứ mạng khác so với trước đây và ít có tính cá nhân hơn, nhấn mạnh sự tham dự của mọi thành viên của dân Thiên Chúa, với những hình thức cộng tác cụ thể.
Tuy nhiên, khi xem xét một số yếu tố của ảnh hưởng văn hóa hiện nay, người ta phải nhớ rằng ước muốn thể hiện chính mình đôi khi có thể gặp xung đột với các dự phóng của cộng đoàn; việc tìm kiếm thiện ích cá nhân, dù là tinh thần hay vật chất, có thể gây cản trở cho việc toàn tâm phục vụ sứ mạng chung; những tầm nhìn về đặc sủng và về công tác tông đồ quá nặng chủ quan có thể làm suy yếu sự chia sẻ và sự cộng tác huynh đệ.”[15]

- Thách đố thứ ba, đó là chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng trong một số khung cảnh, những vấn đề theo hướng đối ngược lại được thấy phổ biến hơn, do bởi một cái nhìn thiếu quân bình thiên về tập thể và thiên về sự đồng nhất thái quá, với nguy cơ bóp nghẹt sự phát triển và trách nhiệm của các cá nhân. Những trường hợp như thế sẽ cần được điều chỉnh theo hướng quân bình giữa cá nhân và cộng đoàn, cũng là sự quân bình giữa quyền bính và vâng phục.

6. KẾT LUẬN
Theo cách hiểu của Kitô giáo, quyền bính đến từ Thiên Chúa và nhằm phục vụ cho thiện ích tối hậu đích thực của con người, tức ơn cứu độ của chúng ta trong Đức Kitô. Được thực thi nhân danh Chúa, quyền bính là một diễn tả về sự hiện diện và sự săn sóc thường xuyên của vị Mục Tử Tốt Lành. Và chúng ta không bao giờ quên rằng quyền lực của Đức Kitô được biểu lộ nơi hành động rửa chân cho các môn đệ, và vương quyền của Ngài được gắn chặt vào cây Thập giá. Vì thế, trong sự vâng phục hoàn toàn đối với Đức Kitô và trong sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, những người nắm giữ quyền bính sẽ có thể vượt qua các thách đố, và sứ vụ lãnh đạo của các vị sẽ sinh hoa quả, đó cũng chính là hoa quả của sứ mạng Giáo hội.
           
[Lê Công Đức, 2010]

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CHA TRỢ ÚY QUỐC GIA KINH LÝ HUYNH ĐỆ

              Tin Miền Huế:
·                      -PSTT Miền Huế tổ chức Huấn luyện lần 1 năm 2015 cho Các Anh Chi PTHL & Kế thừa của các HĐĐ, vào ngày 20/3/2015 tại GX Phước tượng. Có Cha Bôscô và Anh Hoa PTHL/PSTT/VN đến tham dự.
            KINH LÝ MỤC VỤ:
·                    -Ngày 18/03/2015: Đúng 17g15’ Anh Phục vụ Miền Huế, Anh Diệu và Anh Tạo cùng về Phi trường Phú Bài đón Cha Boscô Trợ Úy và Anh Hoa PTHL /PSTT/VN đến Huế để Kinh lý Mục vụ và tham dự khóa tập huấncho các AC PTHLvà Kế thừa của các HĐĐ Miền Huế. 15g40’ Cha đến Huế ,lên xe về nghỉ tại tại Dòng Thánh Tâm. 19g30’ Cha Boscô và Anh Hoa có cuộc gặp ACE/PSTT Cụm TP Huế. Buổi gặp sơ ngộ, lời chia sẽ và khuyên nhũ của Cha cũng làm cho ACE PSTT ấm lòng.




-Ngày 19/3/2015, lúc 4g15’  Cha cùng Anh Hoa, Anh Đức PV một số AE Miền Huế đến tham dự  Lễ Thánh cả Giuse Bổn mạng của HĐĐ/PSTT và giới Trẻ PS Dương Sơn cách Huế trên 10 km. Cha dự Đồng tế Thánh Lễ cùng Cha Giuse Cha Xứ Dương Sơn,Trợ Úy HĐĐ Dương Sơn, để hợp dâng lời cầu nguyện, cho HĐĐ GIUSE DƯƠNG SƠN và cũng là Bổn mạng của Cha Giuse Dương Sơn nửa,sau Thánh lễ có buổi điềm tâm và gặp mặt, thời gian khoảng chừng 30’ tuy vội vàng nhưng Cha cũng để lại cho mổi ACE tại đây những dấu ấn thân thương của Cha con PSTT với nhau.



-đến 08g00 Cha Bôscô cùng AE có Chị Nguyệt, Chị Thanh, Anh Tứ của 2 HĐĐ tại đây tháp tùng. Đến thăm Cha Antôn DƯƠNG QUỲNH, là Cha Tổng đại diện và cũng là Cha cựu Trợ Úy của 2 HĐĐ Phú Cam.Cha đã đón Cha Boscô Trợ Úy PSTT/VIỆT NAM rất thân tình, hai Cha đều động viên ACE sống tinh thần sống của Cha Thánh Phancicô, lúc chia tay Cha ANTÔN như mọi khi là chụp hình lưu niệm.




-08g30’ Cha Bôscô cùng ACE được phép đến thăm  Đức Tổng GM Địa phận Huế. Qua thăm hỏi chúc mừng, Cha Bôscô cũng trinh bầy những đường hướng Sinh hoạt và cách thức sống và căn tính của Dòng PSTT. Cha cũng giới thiệu sự trở về nguồn cội ,chuẩn bị cho lần kỷ niệm 75 năm của PSTT Miền Huế, Anh Đức PV Miền đệ trình Đức Tổng khán ký trên THƯ THỈNH NGUYỆN xin TÒA THÁNH BAN PHÉP LÀNH ÂN XÁ CHO PHAN SINH MIỀN HUẾ.





-9g30’ Cha cùng Đoàn về thăm Cha Bề trên DCCT Huế tại GX ĐMHCG HUẾ và cùng gặp mặt một số ACE của HĐĐ/PSTT/ĐMHCG.Cha Bôscô cảm ơn Cha QX đã quan tâm đến ACEcủa HĐĐ/PSTT/ĐMHCG mặc dù Cha Bề trên QX nhiều bận rộn công tác mục vụ và quản trị DCCT của Ngài.






-Sau đó Cha Bôscô đến thăm và cầu nguyện tại các Gia đình PSTT qua đời, Huynh Đôminicô Trương văn Thục, Anh Têphanô PHI HÙNG Cựu Phục vụ Miền, Anh Bênadô TRẦN XUÂN BÌNH chồng chị Têrêxa Minh Nguyệt PTHL Miền.
-15g30’ Cha và Đoàn về thăm Cha Trợ Úy và HĐĐ Hà Úc Đoàn đang thời gian phát triển , Cha đã động viên tinh thần ACE Hà Úc hảy vững vàng tiến bước với Ơn gọi đi theo Cha thánh Phancicô của mình, dù bước đầu có những khó khăn trở ngại, đó là cơ hội để tôi luyện và đào sâu căn tính Dòng PSTT trong đời sống yêu thương, khó nghèo, và khiêm hạ.



            SINH HOẠT TẬP HUẤN:
·  Ngày 20/3/2015: Ngày Tập Huấn ACE Cụm Huế cùng Cha Bôscô vượt chặng đường trên 40 km đến Phước Tượng, sau vài phút nghĩ ngơi.
-08g00 Khai mạc Tập huấn, đọc kinh khai mạc, tiếp đến lời diển từ của Anh Phục vụ liên quan đến việcTập huấn, tiếp là phát biều của Cha Phaolô Trợ Úy Miền, và Cha có ý mời Cha Trợ Úy QG Chia sẻ bài học đầu tiên cho Cha được nhẹ gánh vì sức khỏe. Cha Bôscô vui vẻ, Cha có vài lời chào hỏi ACE lớp học, và triển khai chương trình:




-              Tiết 1: chủ đề “ GD tham dự vào đời sống GH ” với lời nhẹ nhàng Cha Bôscô đã diển đạt cho ACE hiểu biết được đời sống của người GD trong đời sống cộng đồng GH,thời đạimớicủa Công Đồng Vaticanô 2, Tông huấn ra đời năm 1988 dưới thời Thánh GH Gioan phaolô 2, nay chúng ta mới khai mở, ACEPSTT thật vinh dự được học hỏi để theo kịp đà tiến  đòi hỏi canh tân của GH.


-              Tiết 2: Chủ đề “Tông huấn KT hửu GD” lời của Cha Phaolô Trợ Úy M Huế với lời hùng hồn của Ngài ACE nắm bắt được sự tương quan bình đẳng của người Kitô hửu, nhưng sự bình đẳng đó có sự kính trọng không thể cào bằng,mà nó có ngôi thứ, đấng bậc trong Hội Thánh.



-              Tiết 3 & 4: Anh Đức PV và Anh Mân PPV chia sẻ mổi người một phần đề tài “Người Giáo dân sống hiệp thông trong GH” Hai Anh cũng đào sâu cho ACE hiểu thêm cách nhìn và lối sống của người GD để có sự hiệp thông đi đến hiệp nhất trong Hội Thánh Công giáo .




-              Tiết 5 : chia làm 3 nhóm thảo luận rất sôi nổi, phần tóm gọn đúc kết, Cha Bôscô có gợi ý cho lớp học mấy điểm sau. ACE chúng ta là PSTT sống trong GH phải giử được bản chất là người của Phan Sinh. Là người GD tốt thì phải thực hiện được 3 chử: (K) là khiêm nhường. (V) vui vẽ. (N) nhẹ nhàng. Đồng thời người GD Phan sinh phải biết làm “ sáng danh Chúa, tối danh ta ” chứ đừng làm “ tối danh Chúa sáng danh ta ” để kết thúc buổi tập huấn đúng 16h00 tất cả ACE và quý cha vào nhà thờ CHẦU THÁNH THỂ 

-              Tối 20/3 Cha Bôscô và Anh Hoa ở lại Phước tượng để hàn huyên cùng Cha Phaolô đồng thời thăm gặp ACE của HĐĐ Phước Tượng.
            KINH LÝ MỤC VỤ TIẾP THEO:
·  Ngày 21/3/2015: Anh Đức, Anh Hùng tiếp tục đưa Cha Bôscô cùng Anh Hoa đến các HĐĐ Cụm Hải Vân.
-08g00  Đoàn đến thăm Cha QX & Trợ Úy  Phêrô Huỳnh Trọng cùng ACE của HĐĐ Thủy yên,với sự yêu quý và lòng nhiệt thành đầy huynh đệ khơi gợi một tinh thần sống
Cho ACE ở nơi xa xôi nầy.


-10g00 Cha Bôscô các Anh về GX Nước ngọt thăm Cha Phaolô NGUYỄN TRỌNG QX Trợ ÚY HĐĐ Bênađô cùng Giới trẻ PS của GX Nước ngọt, tại đây Cha Bôscô gặp ACE PSTT và Giới trẻ. Cha cảm ơn sự ưu ái của Cha QX GX Nước ngọt đã có tinh thần phát huy đứctính khó nghèo của Thánh Phancicô assissi để gieo mầm sống PSTT tại đây. Ở lại dùng cơm trưa thân mật tại HĐĐ Nước ngọt.







-Buổi chiều Cha Bôscô và Anh Hoa ,đến Lăng cô ở Hải Vân để thăm Cha Phaolô PHẠM TÁ  cùng Anh chi Em ở HĐĐ Bônaventura. Cha Bôscô dự Đồng tế Thánh lể Tối thứ 7 và Sáng Chủ Nhật 5 Mùa chay để cầu nguyện Cho ACE Dòng PSTT, dự Sinh hoạt tại HĐĐ Lăng cô cùng ACE.




- 08g00 ngày 22/3/2015 Cha vào Đà Nẵng.
  Kết thúc Chuyến thăm Kinh lý mục vụ của Cha Bôscô TrợÚy & Anh PTHL/PSTT/VN, vào dịp PSTT Miền Huế tổ chức Tập Huấn lần1 của năm 2015  với tiêu đề “ Tông huấn Kitô hửu Giáo dân ” mang lại một tinh thần mới, mời gọi sự hiệp thông, sống hiệp nhất trong đời sống Giáo Hội của người Kitô hửu GD/PSTT.