VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH
(Đaị gia đìh PS Trang 90)
Đúng là ACE/PS /VN đa phần là nghèo. Dòng PSTT/VN từ trước
đến nay cũng chẳng thủ đắt được một gia sản hay một ngân khoản tài chánh lớn
lao nao. ACE/PSTT/VN với truyền thốnn đạo đức khó nghèo ít quan tâm đến việc quản
trị tài chánh. để có điều kiện sinh hoạt, các HĐ Đ thường góp quỉ đoàn bằng
cách bỏ “túi kín” tùy tâm trong các buổi
sinh hoạt. ACE thường đặt niềm tin và các A/C phụ trách và A/C thủ quĩ, nên HĐ
Đ cũng chẵng đặt ra các quy định kiểm soát hay thu chi tài chánh. Ngay trong
nội quy Quốc Gia, các điều khoản liên quan đến quản lý tài chánh cũng không có
nhiều và còn rất lỏng lẻo bởi lẽ tài sản không có gì và nhất là HĐ Đ các cấp
đều chưa có pháp nhân dân sự.
Thế nhưng ACE/ PSTT/VN lại có thể vận động được nhiều nàh
mạnh thường quân, có thể là các đoàn viên khá giả để khi nao HĐ Đ cần đến tài
chánh cho công việc gì cụ thể thì họ sẵn sàng giúp ngay. Tuy nghèo nhưng
ACE sẵn sàng đóng góp niên liễm 2000/ 1
năm tương đương 20 cent USD như luật định. Để HĐ Đ Quốc Gia có thể gởi vào Quỹ
Quốc Tế hằng năm,HĐ Đ địa phương góp quỹ cho Miền và Miền góp cho Quốc Gia.
Gần đây HĐ Đ Quốc Gia có đề ra một số hoạt động tông đồ bác
ái như nhà khuyết tật. mái ấm hoàng hôn. Phong trào được ACE hưởng ứng và đóng
góp,HĐ Đ Quốc Gia có nhận được một số ngân khoản do các tư nhân và Hội Từ Thiện
nước ngoài giúp và một số đất đai do các ân nhân trong nước tặng giúp. ACE vẫn
đặt niềm tin vào các vị phụ trách, ít quan tâm đến việc quản lý các tài sản,
tiền bạc này. Theo truyền thống đạo đức, ACE thường cho rằng đã làm việc đạo
đức thì phải tin nhau. Có lẽ về mặt này, tinh thần của ACE khác biệt với PSTT
của các nước tại Châu Âu, Châu Mỹ và không biết rằng trong tương lai thì Nội
Quy Quốc Gia có trù liệu các biện pháp để quản lý và kiểm soát tài chánh cho rõ
ràng không? Có cần thiết phải làm như vậy kông?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét