VẤN ĐỀ TRỢ
GIÚP TINH THẦN CHO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ.
........—U™.........
( Bài viết đã đăng trong báo
chia sẻ Dòng I tháng 1+2/1997)
Như đã trình bày trong bài “Bản luật mới của Dòng
PSTT” đăng trong chia sẻ tháng 10/96, Bản luật mới (1978) với cái nhìn rộng mở
của Giáo Hội về vai trò người giáo dân, đã dành cho người PSTT quyền tự quản về
các mặt tổ chức, điều hành và linh hoạt. Tuy nhiên về mặt chăm sóc mục vụ và
tinh thần, là một mặt quan trọng trong nếp sống PSTT, thì trọng trách này vẫn
được giao cho các Linh mục và Tu Sĩ Dòng I và Dòng III tại viện, với danh hiệu
là người trợ giúp tinh thần (HC/PSTT 85,2- Luật / PSTT Đ.26).
I.NHỮNG LÝ DO CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ TRỢ GIÚP TINH
THẦN:
1)Luật Dòng PSTT, ngay điều 1 và Quy chế Trợ Úy ban
hành năm 1992 có chữ ký của 4 vị Tổng Phục Vụ các nhánh Dòng I đã nói rõ: “Dòng
I pham Sinh và Dong III Tại Viện có những liên hệ chặt chẻ với Dòng PSTT vì tất
cả là các thành viên trong 3 Dòng đều được mời gọi noi gương Đức Giêsu Kitô
theo chân thánh Phanxicô Atxidi ( Quy chế Trợ Úy 1.1)
“Giữa các Tu Sĩ Phan Sinh và anh chị em PSTT, trên
thực tế có mối quan hệ hổ tương cốt thiết do cùng thuộc về một gia đình, dù
bằng những hình thức khác nhau. mối quan hệ này phải được phát triển luôn thêm
mãi” (Quy chế Trợ Úy). “Bằng cung cách hình thức khác nhau nhưng luôn luôn hiệp
thông hổ tương thiết yếu, họ (3 Dòng ) muốn làm sống lại đặc sủng của Thánh
Phanxicô Atxidi trong đời sống và trong Giáo Hội hôm nay (HC/PSTT1,2)
2) Việc chăm sóc mục vụ và tinh thần cho DÒng PSTT
căn cứ theo một truyền thống lâu đời, gồm 2 mặt:
-
Thực hiện việc “điều khiển ở cấp cao” của các Bề trên các cấp (GL303-
HC/PSTT 85.2)
-
Phục vụ các HĐ Đ/PSTT trong việc linh hoạt thiêng liêng và mục vụ (Quy
Chế Trợ Úy).
Và nhằm mục đích:
-
Tạo thuận lợi cho sự hiệp với Giáo Hội bằng cách bảo đãm sự toàn vẹn
Đức Tin và kỷ luật Giáo Hội (GL 305- HC/PSTT 85,2)
-
Nêu chứng tá về linh đạo Phan Sinh, về tình huynh đệ của các Tu Sĩ đối
với ACE/ PSTT và về sự hiệp thông giữa tất cả các môn đệ của Thánh Phanxicô
Atxidi (HC/PSTT 89,4)
-
Cộng tác vào việc huấn luyện cho ACE/PSTT (HC/PSTT 89,4)
-
Nuôi dưởng nơi ACE/PSTT đời sống KTH bằng việc mục vụ và việc ban các
bí tích cho các HĐ Đ ( Quy Chế Trợ Úy mục I – HC/PSTT 91,3).
Xem như thế, thì việc Trợ Úy tinh thần của Dòng I
cho Dòng PSTT không thể coi nhẹ được và cả 2 Dòng tìm đũ mọi phương cách, phối
hợp chặt chẻ với nhau để thực hiện công việc này thật chu đáo và đầy đũ.
II. TRÊN THỰC TẾ, HIỆN NAY VIỆC TRỢ GIÚP TINH THÂN
CHO PSTT/ VN NHƯ THẾ NÀO:
Dòng PSTT/ VN , với lòng biết ơn sâu sắc và lòng cảm
mến kính trọng phải nhìn nhận rằng giữa Dòng nhất (Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam)
và Dòng PSTT đã luôn luôn có một sự hiệp thông rất cốt thiết, trải qua nhiều
thời kỳ, nhiều giai đoạn trong lịch sử Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt nam, lúc nào
bên cạnh Dòng PSTT/VN cũng được tỉnh Dòng gởi đến một Linh mục Dòng I đặc trách
Dòng PSTT, qua các vị này, Dòng I đã tận tình dẫn dắt giúp đở và nâng đở tinh
thần cho ACE PSTT luôn vững mạnh và trung thành với ơn gọi và sứ mệnh của mình.
những gương sáng và lòng tận tụy của các ngài đã thúc đẩy ACE/PSTT giữ vững
được bản chất một người PS và mạnh dạn dấn thân chu toàn các sứ mạng được giao
phó.
Sự phát triển các HĐ Đ/ PSTT khắp nơi dã phần nào
được làm rỏ nét những nhận định trên đây. Tuy nhiên, chính sự phát triển này lại
làm nẩy ra vấn đề là số các trợ úy Dòng I cho các HĐ Đ càng ngày càng thiếu.
Dòng PSTT/VN hiện nay, về tổ chức chia làm 4 miền
(Sài Gòn, Cữu long, Lâm Đồng, Nha Trang.) và 2 Liên đoàn là Phan thiết, Đà nẳng
và 2 Đoàn đơn lẻ là Huế và Hà Nội. chỉ có 4 Miền là có Trợ Úy Dòng I (Sài gòn,
Nha trang, Cữu long, Lâm đồng). những miền này có may mắn là trong phạm vi của
mình có các cộng đoàn Dòng I. Các liên đoàn và Đoàn đơn lẻ còn lại chỉ trông
ngóng sự quan tâm của vị Trợ Úy Đặc Trách cũng như Trợ Úy cấp Quốc Gia, hằng
năm cùng với ban Phục Vụ Quốc Gia tổ chức các cuộc luân lưu thăm viếng, nhưng
nhiều lắm cũng chỉ đượưc 1 năm/1 lần.
với tổng số 70 HĐ Đ trên toàn quốc thì phải được xem
là không thể thực hiện được như Đ. 85,1 HC/PSTT đã được qui định: “ việc trợ giúp
tinh thần xét như là yếu tố nền tảng của sự hiệp thông cốt yếu, phải đ] ợc bảo
đảm cho tất cả các HĐ Đ/PSTT.
Trong mức độ khả thi và nhằm bổ khuyết sự thiếu hụt
Trợ Úy Dòng I (ngoài ý muốn này) , Hiến Chương Dòng PSTT và Qui Chế Trợ Úy có
trù liệu một giải pháp là theo thứ tự ưu tiên có thể chọn thay thế các Trợ Úy
Dòng nhất I bằng : Các Linh mục thuộc Tu Hội PS (không có). Các Linh mục Giáo
Phận nhập Dòng PSTT (rất ít, vài vị Giám Mục). trường hợp ngoại thường có thể
ủy nhiệm cho một Linh mục Giáo Phận (Quy Chế Trợ Úy- HC/PSTT 91,4)
Hiện nay các HĐ Đ/ PSTT vận dụng trường hợp ngoại
thường này. giải pháp này có thuận lợi giúp ACE/PSTT được săn sóc về mặt mục
vụ, Bí tích và giúp HĐ Đ có điều kiện gắn bó hơn với Giáo Xứ. tuy nhiên, sự trợ
giúp về mặt tinh thần Phan Sinh, sự hiệp thông cốt yếu trong gia đình Phan
Sinh, cũng như chứng tá về đời sống và linh đạo Phan Sinh không thể đầy đũ và
thường xuyên như với các Trợ Úy trong Dòng.
hiện trạng này xảy ra vì tình trạng bất khả kháng.
trước hết các Tu Sĩ, Linh mục Dòng nhất không đông. Các Ngài lại phải sống
trong cộng đoàn và đảm trách nhiều công tác của Dòng đến mức quá tải. phần
khác, ngoại trừ một số các vị đặc trách ở cấp Quốc Gia, cấp Miền, hầu như các
Trợ Úy HĐ Đ chỉ đến với DÒng PSTT vì tinhg huynh đệ hơn là được chuẩn bị kỷ
lưởng để thi hành công tác mục vụ phứt tạp này như Quy Chế Trợ Úy và HC/PSTT đã
quy định( Quy Chế Trợ Úy- HC/PSTT 89,2). phần nào, các Ngài cảm thấy trách
nhiệm thì nhiều mà hứng thú thì ít.
III. SUY NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP TRỢ ÚY TINH THẦN CHO
HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI.
về phía ACE/ PSTT.
ACE/PSTT phải ý thức tình trạng thiếu Trợ Úy như
hiện nay, để tự bản thân ACE gắng sức
vươn lên, học hỏi, tu luyện qua sách báo, qua các tài liệu huấn luyện, được phổ
biến trong luật Dòng và Hiến Chương cũng như các tài liệu khác.
-
Trong HĐ Đ, ACE phải giúp nhau thăng tiến về mặt tinh thần, học hỏi lẫn
nhau. người nọ chỉ dạy cho người kia, các ACE có trâch nhiệm trong HĐ Đ phải
làm gương sáng về tinh thần và nếp sống Phan Sinh, chu toàn nhiệm vụ huấn luyến
đúng đường hướng, đúng theo các bản hướng dẫn của Hội Đồng, tranh thủ lưu tâm
thăm viếng, chỉ dạy của các vị Trợ Úy cấp cao.
-
Hội Đồng và Ban Phục Vụ các cấp cao: Quốc Gia và Miền phải nghĩ đến
việc đào tạo và chuẩn bị một số ACE trong các HĐ Đ có uy tín và có tinh thần để
dẫn dắt huấn luyện các thành các linh
hoạt viên giáo dân trong HĐ Đ như điều 91,3 HC/PSTT qui định.
-
Cùng với các Bề Trên có thẩm quyền trong Dòng I, mời gọi làm Linh Hoạt
Viên các Tu Sĩ Dòng II, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, cũng như các Tu Sĩ Dòng
I đã khấn trọn đời.
Về phía Dòng I:
-
Phổ biến đến các thành viên trong Dòng một ý thức xem việc trợ giúp
tinh thần cho Dòng PSTT là một trách nhiệm, đượưc minh định trong điều.55 Hiến
Chương Dòng AEHM.
-
Đêm vào chương trình huấn luyện của Dòng I những kiến thức về Dòng PSTT
nhằm chuẩn bị cho những ACE đó có khả năng làm Trợ Úy sau này.
-
Phối hợp với Dòng PSTT, tổ chức các buổi gặp gỡ hay hội thảo, để có dịp
gặp gỡ và hiểu biết nhau nhiều hơn, nhằm gợi hứng cho việc đảm nhận vai trò Trợ
Úy tinh thần.
KẾT LUẬN:
Với một cái nhìn mới, tạm gọi là có tính “ chiến
lược” về Dòng PSTT: Đó là một thàh phần không thể thiếu được trong đại gia đình
Phan Sinh, Dòng PSTT hôm nay không chỉ là một Hội đoàn mang tính cách thuần túy
đạo đức mà là cánh tay nối dài của Dòng I, phải được quan tâm hướng dẫn đúng
mức về mặt tinh thần bằng sự trợ giúp tinh thần tích cực của Dòng I và sự nỗ
lực học hỏi và thực hành của Dòng PSTT. Ước chi vì mục đích chung, Dòng I và
Dòng PSTT sẽ có những phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét