Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA NGƯỜI PTHL

NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA NGƯỜI PTHL

I.                  ĐỨC MẾN:
Đức tính hàng đầu cảu các đức tính là Đức mến, nghĩa là yêu. Vì nếu không yêu là người không biết Thiên Chúa mà không biết Thiên Chúa thì có gì tốt lành để cho? (Ga 4,8)
Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ nhưng nếu ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo. (1 Ga 4,12)
Chỉ có tình yêu mới giúp chúng ta dám hy sinh cho anh chị em.
Chúa Giêsu đòi phải hy sinh, và yêu thương như Ngài đã yêu thương ta. đỉnh cao của tình yêu là hy sinh cả mạng sống vì yêu. Chính Ngài đã thực hiện và dạy (Ga 15,12-14)
Vậy các anh chị là PTHL, những người được gọi và được chọn, được gọi vì hiện tại anh chị đang là thành viên chính thức của Đại Gia Đình Phan Sinh. được chọn, vì trong Tu nghị anh chị đã được đã được đa số tín nhiệm. hơn thế nữa, anh chị đã nhận trách vụ ấy trước tu nghị. chẳng lẽ anh chị lại để việc tín nhiệm của tu nghị thành vô hiệu sao? Xin anh chị nhớ lại cái giây phút nhận trách vụ, có phải lúc đó tâm trí rất sảng khói và lâng lâng, cách nào đó tâm hồn thấy xôn xao trong ơn Chúa. chẳng lẽ chúng ta lại để những điều ấy lừa dối chúng ta sao?
Thánh Gioan Tông Đồ viết: Nhưng Ta trách ngươi điều này: Ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu (Kh 2,4)
Trong những ơn Chúa ban, ước gì Chúa thực hiện nơi mỗi người chúng ta ơn biết làm đẹp Chúa, để chúng ta dám hy sinh cho mọi người, cách riêng cho các Ứng Sinh mà mình có trách nhiệm hướng dẫn.
II.               Biết mình:
1.     Biết mình rất cần thiết vì 2 lý do:
a/ Trước hết ta trách được lệch lạc; ảo tưởng về mình, tự mãn hoặc bi quan, thất vọng hay buông xuôi.
Hình ảnh hai người cầu nguyện trong đền thờ theo Tin Mừng Luca là hình ảnh rõ nét nhất về việc cần biết mình (Lc 18, 19-11)
b/ Khi biết rõ mình, ta sẽ:
-         Cảm  tạ Chúa về những khả năng và những ân sủng ta đã nhận được được trong đời sống thường ngày.
-         Nỗ lực phát huy những đức tính tốt và cải đổi những nết xấu. ý thức về sự bất lực cùng những lổi phạm không làm ta nhụt chí, nhưng nó cho ta thấy rằng: mình cần phải cố gắng hơn nữa nỗ lực hơn nữa để nên trọn lành, vô hiệu hóa sức tăng trưởng của nết xấu, khiêm tốn nhận mình yếu đuối chạy đến cùng Chúa để cầu nguyện xin ơn trợ giúp, v.v…
2 Ta cần biết gì về mình?
Ta cần biết rõ con người của mình, có thể mới biết đổi nó nên trọn lành được. dưới đây đôi nét tiêu biểu:


a/ Phải thành tâm ghi nhận những đức tính và khả năng tự nhiên của mình; tình cảm, lý trí, ý chí, tính tình, khuynh hướng:
-         Về tình cảm: Nơi tôi phải chăng thường thì tình cảm lướt thắng lý trí, và ý chí? Tình cảm ấy làm cho tôi nô lệ trí tưởng tượng, trí nhớ và giác quan chăng?
-         Về lý trí: Cái biết của mình sâu sắc hay nông cạn, lý thuyết hay thực tiển? Tôi học nhằm phục vụ hay khoe khoang tài giỏi? Tôi học cách kiên trì, có phương pháp? Tôi có cố chấp trong phán đoán?
-         Về tính tình: Tính tình đóng vai trò quan trong trong tương quan giữa mình và tha nhân, tính tình tốt giúp ta dễ thích ứng và trở thành bàn đạp để ta dấn bước trong trách vụ. Tính tốt là sự hài hòa giữa nhân từ và cương quyết, giữa dịu dàng và mạnh mẽ, giữa thẳng thắn và tế nhị…. nhờ tính tốt mà ta được mọi người yêu mến; trái lại tính xấu và ích kỷ, cứng cỏi trong cách cư xử sẽ làm cho ta khó thích ứng với mọi người.
-         Về khuynh hướng: Tôi hướng về điều tốt hay điều xấu, xấu hay tốt. độc đoán hay cởi mở, chổi dậy hay quỵ ngã.
b/ Phải xác tín về những hồng ân Chúa ban cho tôi:
Trước hết phúc được làm con Chúa , được gọi vào Dòng Phan Sinh Tại Thế. Chúa sử dụng làm phụ trách huấn luyện, dù tôi bất xứng. Tất cả điều là hồng ân.
III.             Luôn xét mình: Hãy tự vấn lương tâm của mình.
Đừng tránh né hay tìm cách bào chữa.
Nghiêm túc ( đến nơi đến chốn)
Tìm nguyên nhân tại đâu (do ảnh hường của ai)
Đã gây những hậu quả nào và có trầm trọng không.
Bình tỉnh chớ không bối rối trước những lỗi phạm.
Nếu có thể nên viết ra giấy để so sánh hôm qua và hôm nay.
Quy tắc của Thánh Phan xi cô đờ san: Rộng rải với tha nhân, nhưng khắc khe với bản thân.
IV.            Sữa mình: Hãy có lòng ao ước nên trọn lành.
1.     Định nghĩa.
Lòng ao ước nói chung là mong ước đạt tới một đối tượng mà mình chưa có hay chưa chiếm hữu.
Có hai đối tượng: Đối tượng khả giác, đối tượng thiêng liêng, do đó nảy sinh hai thứ ước ao: Lòng ao ước khả giác hay lòng ao ước thiêng liêng. Lòng ao ước nên trọn lành thuộc loại thứ hai. Đó là một tác động của ý chí đôn đốc ta vươn lên, dưới ảnh hưởng của ơn Thánh. Ơn thánh nói đây là tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu có khả năng lôi cuốn. Kinh Thánh nói: Ta yêu con bằng tình yêu đời do đó Ta đã lôi cuốn con về phía Ta (Gr 31,3) . Lòng khát vọng phát xuất từ sự chưa thỏa mãn trước mọi vật trần thế.
2.     Phương thế làm nảy sinh lòng ước ao
Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức sẽ chiếm được ( Mt 11,12), do đó dành được Nước Trời là chuyện không dể. Nó chỉ dể cho người có lòng có lòng ước muốn mãnh liệt, nhưng làm sao nhóm lên lửa ước ao nơi mình? Các Thánh thường sử dụng  bồn phương thế sau đây:
a.     Chuyên cần đọc Lời Chúa và học hỏi giáo lý để biết về Chúa rõ hơn.
b.     Sống tích cực các mầu nhiếm qua năm phụng vụ,
c.      Đọc truyện các Thánh nữ Tê-rê-xa-A-vi-la coi đây là yếu tố quan trọng để kích thích lòng ao ước nên thánh. Thánh Âu-gut- ti- nô đã trở lại và nên thánh lớn nhờ đọc truyện của thánh An tôn ẩn sĩ.
d.     Lợi dụng những thời điểm thích hợp như tỉnh tâm hằng năm theo mùa, hay ngày tỉnh tâm chuẩn bị khấn Dòng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét