Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

TÌM MỘT MẪU GƯƠNG PHỤC VỤ

PHAN SINH TẠI THẾ
Huynh đệ đoàn QG VIỆT NAM
HĐĐ Miền Huế
Tiểu Ban Huấn Luyện

---0---


















Tài liệu Huấn luyện
Miền Huế
Ngày 11 tháng 12 năm 2009

(Trích Tài liệu Huấn Luyện PSTT)


Bài 1: TÌM MỘT MẪU GƯƠNG PHỤC VỤ

Học nơi Đức Giêsu,
Mẫu gương lãnh đạo tuyệt hảo.
Đức Giêsu hiểu lãnh đạo là gì?
Hiệu Năng Hệ Tại Điều Gì?
“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên.”
(Mt 23, 11-12)
Với các môn đệ đầu tiên và với những ai muốn theo Người:
LÃNH ĐẠO = PHỤC VỤ
“ Thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy; ai muốn làm lớn giữa anh em, thì làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như con Người  đến không phải được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người.”
(Mt 20, 25-28)
Lãnh đạo = Phục vụ. Nhưng thực hiện như thế nào?
“ Hãy đến  và học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”( Mt 11, 28- 30)
Ken Blanchard và phil Hodeg gii thiu mô hình H 4 ( H4 Leadership):

1.      Heart
2.      Head
3.      Hands
4.      Habits
Ken Blanchart & Phil Hodges, The Servant Leadership ( Nashville, Tenessee; Countryman. 2003)
Đề nghị chuyển ngữ:
HEART= TÂM
HEAD = TRÍ.
HANDS= THỦ
HABITS= TẬP
1 TÂM
= Tính cách lãnh đạo của bạn.
= Động Lực hay Ước Muốn Trong Bạn
Tôi là một người lãnh đạo vị tha hay là một lãnh đạo vị thân?
Làm sao nhận diện được kẻ lãnh đạo vị thân và ngưòi lãnh đạo vị tha?
-Cứ nhìn vào cách người ta đón nhận thông tin phản hồi.
-Cứ nhìn xem người ta có kế hoạch tìm người kế nhiệm hay không.
Quan Tâm đến kế nhiệm
“ Tôi tớ tài giỏi và trung thành” Mt 25,21
Đức Giêsu đã làm gì?
“Hãy theo tôi. Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ chài lưới người như lưới cá” ( Mt 4,19)
“ Thầy không còn gọi các anh là tôi tớ. vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” ( Ga 15,15)
-Bạn chuẩn bị cho ai đó thay thế bạn khi bạn ra đi không?
- Bạn xem những ai đó là mối đe dọa hay là một đầu tư cho tương lai?
-Bạn có sẵn sàng chia sẻ điều bạn biết và tạo cơ hội cho người đến sau bạn học hỏi để phát triển không?
Người lãnh đạo vị tha xem chức vụ là một món nợ và một hành động phục vụ. Người ấy nhìn xa và chuẩn  bị người kế nhiệm.
ĐGS đã dành trọn thời gian cho việc huấn luyện và trang bị các Tông Đồ để họ lãnh đạo khi sứ mạng tại thế của Ngài chấm dứt.
“Thật Ta bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó sẽ làm những việc Thầy làm. người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (Ga 14,12-13)
Mời bạn suy nghĩ xem bạn thuộc “típ” lãnh đạo nào đây?
Làm sao chuẩn bị cái TÂM?
Bài học nơi Chúa Giêsu: Khiêm hạ và chịu thử thách
Mt 3, 13-17: Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Gio-đan
Mt 4, 1-11: Đức Giêsu vào hoang địa và chịu cám dỗ,
Hãy biết rằng việc chuẩn bị tinh thần sẽ quyết định phẩm chất việc phục vụ của bạn
Mời bạn đặt cho mình những câu hỏi rất quan trọng sau đây:
-Bạn có đánh giá mình cao hơn bạn xứng đáng không?
-Ai là đối tượng của bạn: Thiên Chúa, chính bạn hay tha nhân?
Xin nhớ là Đức Giêsu không tự đề cao mình hay là tìm lời khen cho mình.

2.TRÍ
“Hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm trí” (Rm 12,2)
Thuật lãnh đạo gồm 2 phần:
*Biết xây dựng viễn ảnh = biết điều cần làm
*Biết thực hiện viễn ảnh = biết làm đúng cách
Viễn ảnh có 3 phần:
1 . Mục tiêu và sứ mạng
2. Hình ảnh tương lai mà bạn chọn
3.Những ưu tiên Hành Động

MỤC TIÊU VÀ SỨ MẠNG
Bạn muốn làm điều gì? bạn phát biểu sứ mạng như thế nào?
“ Các anh hãy theo tôi, Tôi sẽ làm cho các anh nên những kẻ lưới người như lưới cá” ( Mt 4,19)
Mục tiêu của mọi tổ chức là nâng cao chất lượng đời Sống của người trong nhóm.
Các câu hỏi có tính quyết định:
-Là người lãnh đạo, bạn có biết những người bạn đang phục vụ không?
-Bạn có biết những người thuộc quyền của bạn đang mong chờ điều gì không?

HÌNH ẢNH TƯƠNG LAI
*Thế nào là một công việc thành công?
*Tương lai sẽ ra sao nếu mọi việc xẩy ra như dự tính ?
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ. Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo cho họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cúng anh em mọi ngày cho đến tận thế (Mt 28, 19)
“Hãy giữ nụ cười của khán giả khi họ ra khỏi công viên, giống như khi họ đi vào vậy ( w Disney)
NHỮNG ƯU TIÊN CỦA BẠN
“Người phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và đứng hàng đầu. Còn điều răn thứ hai giống như điều răn ấy là “Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình . Tất cả điều Luật và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” ( Mt 23, 37-40)
Tóm lại: TRÍ trong lãnh đạo vị tha bao gồm:
-Xây dựng viễn ảnh
-Xác định nhữnh ưu tiên để hướng dẫn hành động
3 THỦ
“ Anh em hãy đem Lời ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối mình “ Gc 1, 22)
Một vai trò chủ chốt của người lãnh đạo là khuyến khích những đổi mới cần thiết. Do đó người lãnh đạo cần biết 4 cấp độ đổi mới, từ dễ đến khó, từ mất ít thời gian đến mất nhiều.
1 Đổi Mới Hiểu Biết.
2. Đổi Mới Thái Độ.
3. Đổi Mới Hành Động
4 Đổi Mớí Tổ Chức

4.TẬP
Trước khi điều đó trở thành thói quen thì điều đó đã phải được thực hành như một kỷ luật. Mục đích của phần này là cung cấp một cái nhìn tổng quát về những thói quen chính mà Đức Giêsu đã thực hành để giúp Người luôn tập chú vào viễn ảnh.
1.                  Vào nơi cô tịch- Dùng thời giờ một mình với Chúa
2.                  Cầu nguyện- Nói chuyện với Chúa.
3.                  Tích góp Lời Chúa- sẵn sàng cho những thử thách sắp tới.
4.                  Tin nơi tình yêu vô điều kiện của Chúa- xây dựng lòng tin yêu phó thác
5.                  Xây dựng những tương quan có trách nhiệm- chia sẻ những thuận lợi và nỗi khó khăn với người khác.
VÀO NƠI CÔ TỊCH
Mt 4,1-11; Lc 6,12; Mc 1,35: Mt 14,13; Mt 14,23.
CẦU NGUYỆN
Đây phải là đáp ứng tức khắc chứ không là phương cách sau cùng.
Bốn việc cần làm khi cầu nguyện,
6.                  Thờ lạy.
7.                  Thống hối.
8.                  Cảm tạ
9.                  Cầu xin.
HỌC VÀ GHI NHỚ LỜI CHÚA.
Vũ khi giúp bạn chiến đấu
“Nếu anh em ở lại trong Thầy và các Lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý” (Ga 13,7)
Xem Rm 12,2; 2 Tm 3, 16-17
TIN NƠI TINH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
Giúp bạn tiến bước trong tin tưởng.
Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian/ Bạn …. ( Ga 3,16)
Bạn phải yêu thương tha nhân, “ Điều răn mới…. ( Ga 13,34)
XÂY DỰNG NHỮNG TƯƠNG QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM
Chía sẻ những nỗi khó khăn, đón nhận sự khuyến khích, và mang lấy gánh nặng cho nhau.
Lãnh đạo là một công việc khiến bạn cô đơn.
*Bạn cần khích lệ và đón nhận những phê bình.
*Bạn cần có những người nói thật với bạn.
“ Vậy nếu Thầy là CHÚA  là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì ANH EM cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã NÊU GƯƠNG cho anh em, để ANH EM CŨNG LÀM như THẦY ĐÃ LÀM CHO ANH EM” (Ga 13, 14-15)
Lãnh đạo vị tha bắt đầu bằng một VIỄN ẢNH và kết thúc bằng TRÁI TIM BIẾT PHỤC VỤ để mọi người SỐNG theo viễn ảnh ấy.

Bài 2: TÌM HIỂU PHỤ TRÁCH HUẤN LUYỆN VỚI NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT.

I.                   PHỤ TRÁCH HUẤN LUYỆN LÀ GÌ?
 Phụ Trách Huấn Luyện là Linh hoạt viên , là linh hồn của HĐĐ,  (Trong ngôn ngữ La tinh là animator mà animator xuất phát từ anima, có nghĩa là linh hồn.)  là những người chuyên biệt về HL, là người truyền đạt Luật và Hiến Chương Dòng PSTT và nắm giữ những vai trò then chốt về Đường hường  huấn luyện Dòng PSTT. Là người tạo hình tạo dáng cho ACE Ứng sinh muốn gia nhập vào Dòng PSTT.( Dịch từ nguyên ngữ Formation. Formation có nghĩa là; sự hình thành, sự tạo thành, sự lập nên). Do đó:
Việc Huấn Luyện (Huấn là Học, dạy; Luyện là tập; Giảng dạy và hướng dẫn luyện tập) là công việc tạo hình, là làm cho một ứng sinh, từ khi nhập Dòng, sẽ có những thay đổi từ trong cách suy nghĩ, trong lời nói và hành động để trở thành người PSTT như hình mẫu mà Luật Dòng mong muốn.

I.                    II. NHỮNG AI LÀ NGƯỜI PTHL?
1.      Là một PSTT đã khấn trọn được anh chị em tín nhiệm được bầu trong Tu Nghị bầu cử của HĐĐ
2.      Có đời sống nhân bản tốt. Là một Phan Sinh tốt,  có xác tín về đường lối Phan Sinh. Có tương quan tốt với mọi người trong HĐĐ. Hoà nhập với tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ giàu nghèo.
3.      Có khả năng hiểu biết về giáo lý Công giáo, Kinh Thánh và tất cả các tài liệu PS cơ bản, đồng thời có khả năng trình bày những điều mình hiểu biết.
4.      Biết hy sinh thời giờ để nghiên cứu, tìm tòi, tự học.
5.      Biết từ bỏ “cái tôi” không đề cao dưới mọi hình thức; biết lắng nghe lời phê bình để sửa chữa (Huấn ngôn 22)
6.      Ý thức mình là người “tạo dáng” cho ACE.PSTT sau này.

III. PTHL QUAN TRỌNG
Ai cũng biết PTHL thì rất cần thiết và quan trọng. PTHL là một nghệ thuật hướng dẫn truyền đạt đúng với định hướng của Dòng. PTHL đưa tới một HĐĐ vững chắc, tạo cơ hội cho  ACE sống Linh Đạo theo con đường Cha Thánh Phan Xi Cô, Tạo hình tạo dáng là một PSTT đích thực.. .. là người nắm giữ vận mạng của HĐĐ ấy.
Phải nhận một cách rất thực tế rằng, không phải ai cũng có thể làm PTHL được. Không phải ai cũng là người hướng dẫn và truyền đạt được.  mỗi người đều phải tự huấn luyện, phải được huấn luyện, phải được thử thách, và đòi phảỉ có những đức tính căn bản để thực thi nhiệm vụ của mình cho phải phép nữa.
Những đức tính để thành một PTHL thì đa diện và nhiều lắm. Nhưng muốn là người PTHL cho ra hồn, tối thiểu phải có một số trong những đức tính,  nhưng ĐỨC TÍNH NGƯỜI PTHL PHẢI CÓ LÀ “ ĐỨC MẾN”. 

IV. ĐỨC TÍNH  NGƯỜI PTHL PHẢI CÓ
1.      ĐỨC MẾN:
Đức tính hàng đầu của các đức tính là Đức mến ( Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến) 1Cr 13,13, Đức mến nghĩa là yêu. Vì nếu không yêu là người không biết Thiên Chúa mà không biết Thiên Chúa thì có gì tốt lành để cho? (1 Ga 4,8)
Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ nhưng nếu ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo. (1 Ga 4,12)
-         Bài ca Đức mến (1Cr 13, 1-13)
1 Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của  loài người, và của các Thiên thần đi nữa -  mà tôi không có đức mến. thì tôi chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chủm chọe, xoang xoảng.
2 Giả như tôi được nói ơn tiên tri, và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non -  mà không có đức mến, thì tôi chẳng là gì.
3 Giả như tôi đem cả gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt – mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
4 Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu.
-Không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,
5  không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,
 không nóng giận, không nuôi hận thù,
6 không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.
7 Đức mến tha thứ tất cả. tin tưởng tất cả. hy vọng tất cả. chịu đựng tất cả.
8 Đức mến không bao giờ mất được.
Chỉ có tình yêu mới giúp chúng ta dám hy sinh cho anh chị em.
Chúa Giêsu đòi phải hy sinh, và yêu thương như Ngài đã yêu thương ta. đỉnh cao của tình yêu là hy sinh cả mạng sống vì yêu. Chính Ngài đã thực hiện và dạy (Ga 15,12-14)
Vậy các anh chị là PTHL, những người được gọi và được chọn, được gọi vì hiện tại anh chị đang là thành viên chính thức của Đại Gia Đình Phan Sinh. được chọn, vì trong Tu nghị anh chị đã được đã được đa số tín nhiệm. hơn thế nữa, anh chị đã nhận trách vụ ấy trước tu nghị. chẳng lẽ anh chị lại để việc tín nhiệm của tu nghị thành vô hiệu sao? Xin anh chị nhớ lại cái giây phút nhận trách vụ, có phải lúc đó tâm trí rất sảng khói và lâng lâng, cách nào đó tâm hồn thấy xôn xao trong ơn Chúa. chẳng lẽ chúng ta lại để những điều ấy lừa dối chúng ta sao?
Thánh Gioan Tông Đồ viết: Nhưng Ta trách ngươi điều này: Ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu (Kh 2,4)
Trong những ơn Chúa ban, ước gì Chúa thực hiện nơi mỗi người chúng ta ơn biết làm đẹp Chúa, để chúng ta dám hy sinh cho mọi người, cách riêng cho các Ứng Sinh mà mình có trách nhiệm hướng dẫn.

2.      HIỆU QUẢ CỦA LÒNG MẾN
2.1 Có lòng Mến Bản thân PTHL mới xác tín vào những điều mình truyền đạt. quả vậy, cài gì ta xác tín mạnh mẽ, thì mới trình bày rõ tàng cho người khác được. Đối với tinh thần và đường lối Phan Sinh chẳng hạn, PTHL phải coi là lý tưởng duy nhất của đời mình, và xem vườn hoa Phan Sinh là đầy đủ nhất, tươi đẹp nhất, tinh tuyền nhất đưa ta đến đích trọn lành, không nghi ngờ gì nữa. Chúa đã gọi ta đi trên con đường trong sáng, không một bóng tối, ta chẳng nên nghi ngờ hoang mang giao động.
2.2  Có lòng Mến  người PTHL mới khả năng thu hút người khác – bằng lời nói (nói chân tình, không cầu kỳ, huyênh hoang hay kiêu ngạo mà trái lại khiêm tốn và thành thực) – bằng tác phong (giản dị, đơn sơ) – bằng uy tín (qua tinh thần phục vụ, qua quá trình cộng tác, và qua lòng gắn bó với HĐĐ) ( Cây mà tốt thì sinh quả tốt, cây mà sâu sinh quả cũng sâu. Lòng có đầy miệng mới nói ra. người tốt thì rút ra cái tốt từ kho tàng của mình; kẻ xấu thì rút ra cái xấu từ kho tàng xấu của mình. Mt 12, 33-35)
2.3  Có lòng Mến người PTHL mới biết về tâm lý để đánh giá đúng học viên, đồng trời uyển chuyển trong kỹ thuật lựa chọn phương pháp. Tâm lý đây không thuần tuý là khoa tâm lý trong sách vở mà là tâm lý trong cuộc sống. Ai cũng có cá tính riêng của mình. Ta tìm hiểu họ qua cá tính, môi trường sinh hoạt, gia đình bạn bè... để có cách đối xử thích hợp, hầu thu hút họ và huấn luyện họ.
2.4  Có lòng Mến người PTHL mới ý thức tầm quan trọng của công việc mình làm, từ đó sẽ ra sức nâng cao về trình độ hiểu biết về Phan Sinh học, bằng cách tìm hiểu nghiên cứu sách vở và tham khảo các tài liệu cách kỹ lưỡng, để dần dần trình độ của mình có thể vươn cao hơn trình độ của những anh chị em đang thụ huấn.

V. NGƯỜI  PTHL  THỰC HIỆN 10 “KHÔNG”
1. Không ti tiện, không nhỏ hẹp, không tiểu nhân. Vậy tiểu nhân là gì?
2. Không kiêu căng, tự phụ, không phách lối. Đức khiêm tốn mà Chúa Giêsu dạy được áp dụng thế nào? “Ta đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” Mt 20, 28
3. Không thiên tư, thiên vị, bè phái. Đức công bằng ra sao ? “ Ở đâu có ghen tương trách chấp, ở đấy có xáo trộn và có đủ mọi thứ việc xấu xa” Gc 3,16
4. Không chỉ ở lời nói suông mà phải chứng minh bằng hành động. “Đức tin không có việc làm là đức tin chết’’ Gc 2,17
5. Không kêu ca, oán than, kêu trách . “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” Lc 17,10
6. Không đổ thừa, tại kẻ nọ người kia. “ Nhưng hể  “có” thì phải nói “có”, “Không” thì phải nói “không” . Thêm thắt điều gì là do ma quỷMt. 5,37
7. Không buồn giận, “Hãy tha thứ để được thứ thaKinh hòa bình
8. Không thành kiến, kỳ thị, tỵ hiềm,
9. Không độc tài, độc đoán.  “ Ai tôn minh lên , sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên” Mt 23, 12
10. Không nhu nhược, nhút nhát, thất đảm. “Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rĩ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng”  Mt 10, 27
- Còn nhiều lắm những điều “Không...”

VI. NGƯỜI PTHL HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC “ 10 BIÉT”
1.Biết tính toán xa, để những thế hệ sau không bị kẹt. “Huấn Luyện là tiên liệu”. .: Thí dụ như trong những đồ án (planning) xây cất, trong những chương trình huấn luyện. Biết (predict). Biết nhìn xa, trông rộng.
2. Biết nhìn người, biết người, biết xử dụng người đúng nơi, đúng việc, đúng thời. Vì một trong những trọng trách của người PTHL là “Hướng dẫn”.
4. Biết lãnh trách nhiệm của mình.
5. Biết cảm thông những hèn yếu của con người. và  biết lắng nghe
6. Biết đáp ứng với hoàn cảnh đổi thay.khoan dung, độ lượng, thứ tha.
7. Biết phán đoán đúng mức, ngay thẳng, khôn ngoan, và thích hợp.
8. Biết trọng danh dự.
9. Biết can đảm “đứng mũi chịu xào”
10. Biết luôn học hỏi, tìm hiểu, để mở mang thêm kiến thức.

VII.NHƯỌC ĐIỂM NGƯỜI PTHL LÀ “ 5 NẾU”  
1. Nếu làm PTHL, mà bị cấp dưới phê bình, qua cách hành xử của mình, không có khả năng thuyết phục người dưới bằng gương sáng ….. thì PTHL đó coi bộ không khá nổi. không đáng tín nhiệm
2. Nếu là người PTHL, tiện đâu làm đó, nghe đâu âu đó, không có lập trường vững chắc, không dứt khóat, thay đổi như chong chóng, thì HĐĐ đó rất khó mà tiến lên được.
3.Nếu là người PTHL, mà thiếu đức độ, mà thiếu bản lãnh, mà khắt khe với Ứng Sinh, hay cấm đoán, không biểu lộ được lòng độ lượng, bao dung, không tận tụy, thì sớm muộn gì người PTHL đó cũng sẽ không ai cùng cộng tác..
4.Nếu là người PTHL, mà không biết cách đối thoại, khích lệ với  Ứng sinh, lại chỉ thích ra lệnh, ra bộ quyền của ta đây, hay lên giọng. thì sẽ gây thêm những bất mãn và chống đối ngầm rồi đấy.
5.Nếu là người PTHL, mà không biết ủy quyền cho những người phụ tá, -- không biết chia quyền -- phân chia quyền hạn -- để những người phụ tá gánh chung trách nhiệm, mà cứ bo bo ôm lấy cho mình, thì  người làm PTHL đó chứng tỏ còn chậm tiến, còn níu kéo tinh thần vị thân, phong kiến, và độc tài.
Tóm lại , dù một vị PTHL có tài giỏi đến đâu, có những lối lý luận vững chắc, đanh thép đến mấy, thì cũng có những khiếm khuyết, lắm khi không tự kiềm chế được mình, sốt ruột với những  người lắng nghe, sự kiên nhẫn cũng có giới hạn, thì cũng dễ tỏ ra  cáu kỉnh, nóng giận.
Người PTHL biết nguyên tắc, thi hành đúng nguyên tắc, thì việc làm dù khó mấy, cũng sẽ thành công. Không biết nguyên tắc, không được học để biết nguyên tắc, không biết phần lý thuyết cũng như không biết phần thực hành, chỉ mò mẫm, chỉ đoán mò, chắc chắn nhiều việc gì cũng hư hỏng.
VIII. KẾT LUẬN:
Người PTHL là linh hồn của tập thể. Là tinh thần là hồn sống của một HĐĐ. Là bộ óc sáng tạo. là cái đầu chỉ huy. Ngoài kỷ năng hiểu biết, PTHL cần phải có một tấm lòng đó là Đức Mến. Khác chi một Giám đốc là cột trụ của công ty, một cha sở là rường cột tinh thần của xứ đạo, rường cột là nóc nhà của mái ấm. nếu không có lòng Mến khác nào Căn nhà dột từ nóc dột xuống, nhà dột thì chỉ còn có nước “đứng đường
Mỗi thành viên PSTT là một phần tử bất khả phân của HĐĐ địa phương, của HĐĐ Miền, của HĐĐ Quốc Gia, của Dòng PSTT. của Đại Gia Đình Phan Sinh. Người PTHL giỏi sẽ giúp thuyết phục mỗi thành viên biết lãnh trách nhiệm của mình, biết truyền đạt Linh Đạo Phan Sinh  để mỗi thành viên không lâm vào tình trạng như rỗng tuếch, vô vị, coi thường Luật và Hiến Chương, hướng dẫn để mỗi thành viên  đó biết tự tu tâm, sửa tính và  hoán cải, tìm đến cái mục đích, cá gía trị nội tâm, để hướng tới Đức ái hoàn hảo, hoàn thiện. “ Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” Mt 5,48


Bài 3: THƯ KÝ VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM

A.- Vai troø anh chò thö kyù trong Hoäi Ñoàng :
Trong Hoäi Ñoàng A/C thö kyù coù moät vai troø raát quan troïng. ÔÛ caáp Mieàn, A/C thö kyù laø thaønh vieân cuûa Ban Thöôøng vuï, laøm  vieäc thöôøng xuyeân, vaø laøm nhöõng vieäc thöôøng. ÔÛ caáp ñòa phöông, A/C thö kyù laø thaønh vieân cuûa Hoäi ñoàng, (vì khoâng coù BTV). Vai troø cuûa A/C thö kyù quan troïng vì ôû thôøi ñaïi naày, con ngöôøi tieán ñeán vaên minh giaáy tôø. Caùc thoâng tin, caùc thoâng baùo, nhöõng quyeát nghò cuûa Hoäi Ñoàng ñeàu phaûi ñöôïc xuaát phaùt töø A/C thö kyù nhö ta seõ noùi ôû muïc B sau ñaây. Vì theáø ñoøi hoûi A/C Thö kyù coù nhieàu khaû naêng cuõng nhö loøng nhieät thaønh trong coâng vieäc.
Coù theå noùi raèng A/C thö kyù laø ngöôøi laøm vieäc thöôøng xuyeân nhaát cho HĐĐ. Ñieàu suy nghó aáy khoâng quaù ñaùng.
B.- Nhieäm vuï anh chò thö kyù:
THC ñieàu 52.2 noùi ñeán traùch nhieäm cuûa Thö kyù (xin 1 a/c ñoïc)
Daãn giaûi
1.Coâng vieäc thöôøng nhaät:
52.2a : Soaïn thaûo caùc vaên kieän chính thöùc vaø gôûi ñeán caùc ngöôøi lieân heä.
52.2b : Caäp nhaät hoaù – baûo quaûn caùc taøi lieäu soå saùch, caäp nhaät caùc thay ñoåi veà nhaân söï trong HĐĐ nhö ACE gia nhaäp, Khaán vaø qua ñôøi, ngöôøi rut lui, ngöôøi thuyeân chuyeån. (laäp soå danh boä)
52.2c :Baûo ñaûm nhöõng thoâng tri veà nhöõng söï kieän quan troïng cho caùc caáp khaùc nhau, vaø neáu coù theå thì phoå bieán baèêng nhöõng phöông tieän truyeàn thoâng thích hôïp (baùo chí, thö lieân laïc – Trong Mieàn ta moãi thaùng coù trang thoâng tin daønh rieâng cho Mieàn gôûi keøm tôø HÑPS, vaø taäp san Hieäp Thoâng vaø ñoàng traùch nhieäm, vaäy A/C thö kyù coù theå taän duïng ñieåm naày maø laøm troøn nhieäm vuï mình.)

2.Coâng vieäc trong buoåi hoïp
Thö kyù laäp bieân baûn caùc buoåi hoïp. Bieân baûn cuûa buoåi hoïp laø nhöõng chöùng töø cuûa quyeát nghò. Vì vaäy bieân baûn phaûi vieát roõù raøng, trung thöïc; tröôùc luùc beá baïc phaûi ñoïc laïi cho cöû toaï nghe vaø söûa chöõa neáu coù sai soùt. Sau ñoù phaûi kyù teân vaøo bieân baûn, coù chöõ kyù cuûa A/C chuû toaï. Vieäc linh hoaït buoåi hoïp khoâng phaûi cuûa Thö kyù, neân ñeåû vieäc aáy cho A/C khaùc. Coøn chuû toaï buoåi hoïp phaûi laø A/C Phuïc vuï hoaëc A/C phoù neáu A/C Phuïc vuï vaéng maët. (Coøn neáu laø buoåi hoïp cuûa caùc tieåu ban, thì thö kyù tieåu ban laøm bieân baûn, chuû toaï laø A/C tröôûng tieåu ban.)
3. Caùc soå saùch.
3.1 Soå Vaên Thö  : Soå naày  duøng ñeå ghi vieäc nhaän caùc vaên thö taøi lieäu ñeán vaø chuyeån caùc vaên thö taøi lieäu ñi. Caùch laäp soå nhö trong baûn maãu : Coù : -ngaøy nhaän, -teân vaên thö gì, -nôi naøo chuyeån ñeán, -maáy phieân baûn,- trình ai giaûi quyeát - giaûi quyeát nhö theá naøo ?- Chuyeån tieáp
cho ai – kyù nhaän
3.2 Soå bieân baûn : Soå naày ghi bieân baûn caùc buoåi hoïp cuûa HĐĐ hoaëc cuûa Hoäi Ñoàng. Chuùng toâi ñeàø nghò neân laøm rieâng ra ñeå deã quaûn lyù vaø theo doõi hôn. Caùc bieân baûn hoïp Hoäi Ñoàng ñeå bieåu quyeát moät vaán ñeàø gì thì caàn laøm ñaày ñuû chi tieát, Tuy nhieân nhöõng chi tieát thöôøng nhaát, nhö ñoïc kinh ÑCTT, …thì chæ caàn ghi laø “sau phaàn nghi thöùc”… Ñieàu caàøn thieát cho caùc bieân baûn laø ñöøng boû queân vieäc kieåm danh, vì noù laø thuoác kích thích vaø cuõng laø thuoác chöõa beänh traây löôøi voâ traùch nhieäm. Caùc bieân baûn hoïp ñònh kyø thì caàn laøm ngaén goïn, ghi nhöõng noäi dung ñöôïc baøn tôùi vaø caàn giaûi quyeát, cuõng nhö ghi quyeát nghò giaûi quyeát cho roõ raøng ngaén goïn, ñeå moïi ngöôøi nhôù maø thöïc hieän cho coù hieäu quaû, vaø neáu coù ai khoâng ñi hoïp ñöôïc, thì hoï coù theå tham khaûo bieân baûn maø thi haønh. Ñöøng ghi quaù chi tieát, nhöõng chi tieát maø buoåi hoïp naøo cuõng nhö nhau.
3.3 Soå Danh Boä : Soå naày ñeå ghi teân (vaø caùc chi tieát ñaày ñuû) veà caùc thaønh vieân trong HĐĐ. Soå naày neân coù muïc luïc, vaø chia ra laøm 2 phaàn : Vd:
Phaàn ñaàu : Baûng caäp nhaät giao ñoäng veà nhaân söï trong HĐĐ haøng thaùng (coù maãu rieâng)
Phaàn 2 :  Danh saùch caùc thaønh vieân trong HĐĐ (xem maãu)
(neáu laø caáp Mieàn, thì coù danh saùch caùc HĐĐ ñòa phöông nöõa.)
3.4 Soå theo doõi veà taøi chaùnh.  A/c thö kyù khoâng coù quyeàn xuaát chi, khoâng giöõ tieàn vaø taøi saûn, nhöng ñeå giuùp BTV naém vöõng hôn veà tình hình taøi chaùnh cuõng nhö khí maõnh cuûa HĐĐ, cuõng caàn coù 1 cuoán soå, ghi taøi saûn vaø caäp nhaät caùc leänh chi cuûa a/c phuïc vuï khi giao cho Thuû quyõ xuaát tieàân. Veà ñieåm naøy ta coøn gaëp raát nhieàu khoù khaên vì chöa quen kieåu taøi chaùnh taäp theå. Xin caùc anh chò trong BTV quan taâm hôn.
3.5 Caëp löu tröû hoà sô : Nhöõng hoà sô caàn löu giöõ :
Caùc vaên thö ñeán.
Caùc baûn löu vaên thö ñi
Nhöõng ñôn xin gia nhaäp, xin khaán vôùi keát luaän xeùt duyeät
Vaên kieän thaønh laäp vv….
+ Neân laøm moãi loaïi vaên thö 1 bìa rieâng.
3.6 Soå thaêm vieáng (Taøi lieäu huaán luyeän Chöông III, trang 41) Soå naày ghi nhöõng yù kieán trong caùc cuoäc thaêm vieáng,rieâng caáp Mieàn coøn ghi nhöõng yù kieán trong caùc cuoäc kinh lyù.
Keát luaän coâng vieäc cuûa Thö kyù thaät laø naëng nhoïc, ñoøi hoûi raát nhieàu thôøi gian, khi ôûû nhaø cuõng nhö luùc ñi hoïp. Khoâng maáy ai coù theå hoaøn thaønh toát ñeïp ñöôïc nhieäm vuï cuûa minh. Trong thôøi ban ñaàu naày, chuùng toâi gôûi ñeán caùc anh chò baûn maãu cuûa caùc soå saùch, mong caùc anh chò coá gaéng ñeå ngaøy moät tieán boä hôn trong caùch laøm vieäc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét