PHƯƠNG PHÁP HỎI
ĐÁP
Hỏi đáp là một
phương pháp sư phạm giúp phát huy tính tích cực của người học rất hiệu quả. Khi
giáo viên áp dụng phương pháp này, không khí lớp học sẽ sôi nỗi và việc tiếp
thu kiến thức sẽ tốt hơn. Nhưng đây là phương pháp khó và phứt tạp vì nó không
thực hiện theo quy trình hay cố định từng bước mà đòi hỏi cao ở sự linh hoạt,
làm chủ lớp học của người ấy.
Phương pháp hỏi
đáp đặt ra yêu cầu quan trọng nhất là phải tạo ra được sự tranh luận nhiều chiều trong lớp học
nhằm tăng khả năng tìm tòi, học hỏi sâu về một chủ đề. Phương pháp này sẽ làm
giảm tỷ lệ nói của giáo viên. Tăng phần nói của người học. nếu người học tham
gia hỏi đáp, họ sẽ cùng suy nghĩ để tìm ra vấn đề, và như vậy việc học sẽ tốt đẹp hơn cách học thụ động.
yêu cầu đặt ra khi áp dụng phương pháp hỏi đáp là tỷ lệ nói của giáo viên phải
ít hơn 50%.
Phương pháp hỏi
đáp còn gọi là phương pháp “ nói chuyện với nhau để học.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1.
Thuyết minh ngắn giới thiệu về chủ đề.
2.
Nêu câu hỏi.
3.
Người học suy nghĩ.
4.
Trao đổi đa chiều.
5.
Giáo viên tóm tắt kết luận.
GỢI Ý CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
1.
Thuyết trình ngắn giới thiệu chủ đề.
Giáo viên thuyết trình ngắn gọn,
tạo sự thu hút.
Nêu mục tiêu rõ ràng để phần trao
đổi không đi chệch hướng
2.
Nêu câu hỏi.
Người dạy nêu câu hỏi theo hướng
mở, ngắn gọn dể hiểu, tạo sự tranh luận, hướng tới mục tiêu bài giảng và gắn với
thực tế cuộc sống.
Câu hỏi cần được ghi to trên bảng
hay hiển thị trên màn chiếu rõ ràng để cả lớp đều nhìn được.
3.
Người học suy nghĩ.
Tùy độ khó của câu hỏi, giáo viên
cần dành ra từ 2-5 phút để người học suy nghĩ, cân nhắc trước khi đưa ra câu trả
lời.
4.
Trao đổi đa chiều.
Đây là phần trọng
tâm của phương pháp, người dạy cần tạo được trao đổi, hỏi và đáp nhiều chiều
trong lớp giữa người dạy và người học, người học và người dạy, người học và người
học xoay quanh chủ đề và câu hỏi được nêu ra.
Người dạy phải
khuyến khích người học tham gia hỏi và trả lời càng nhiều càng tốt.
Câu hỏi ban đầu
được có thể chia nhỏ thành nhiều câu hỏi khác nhau để có thể trao đổi sâu hơn.
Những ý kiến
trao đổi cần được tóm tắt ngắn gọn trên bảng để người học dể theo dõi và đưa ra
bình luận.
5.
Giáo viên tóm tắt và bình luận:
Giáo viên tổng hợp các ý kiến và
chốt lại kiến thức quan trọng cần nhớ.
NHỮNG LƯU Ý KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG
PHÁP HỎI ĐÁP
Phương pháp này
có thể áp dụng cho mọi hình thức lớp học, trong mọi thời điểm của bài giảng và
có thể áp dụng nhiều lần trong một bài giảng.
Phương pháp hỏi
đáp sẽ hổ trợ rất tốt cho các phương pháp khác khi sử dụng kết hợp với nhau.
Giáo viên cần
chuẩn bị kỷ nội dung để tránh bị bất ngờ khi người học đặt câu hỏi khó.
Giáo viên cần
kiểm soát về nội dung và thời gian trao
đổi.
Để khuyết khích
người học tham gia tích cực vào việc hỏi và trả lời, giáo viên cần áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau, như:
Ø Hỏi
đích danh
Ø Để
có một vài câu trả lời rồi mới bình luận
Ø Khen,
động viên người học dù câu trả lời chưa hoàn toàn chinh xác.
Ø Cám
ơn người học sau khi họ có ý kiến
Ø Giáo
viên cần có thái độ cởi mở; gật đầu nhìn vào mắt, cười……
Ø Hỏi
rõ thêm ý khi người học trả lời: Ý bạn là gì?
Ø Để
người học nhận xét ý kiên của nhau. Ví dụ: Hà
nhận xét ý kiến của Cường như thế nào? Em hỏi thêm bạn điều gì nữa không?
Ø Khi
người học trả lời sai, giáo viên cần khéo léo sửa sai kịp thời nhưng không được
đưa ra những lời chê bai cũng như không làm cho họ cảm thấy xấu hổ trước cả lớp.
ví dụ: Cường ơi, đây là ý kiến của Cường,
nhưng ý kiến đó chưa phù hợp lắm với thực tế.
Ø Trao
đổi là cùng hướng đến tri thức chứ không phải tranh luận để phân định thắng
thua.
v GDVN
- Kết quả bầu chọn
v
Bạn có cho rằng đa phần các giáo viên hiện nay
giảng bài rất... buồn ngủ?
Tổng số lượng đã gửi: 1998
Tổng số lượng đã gửi: 1998
v Tỷ
lệ:
o Đồng
ý 1845
o Bình
thường 107
o Hấp
dẫn 46
(Nguồn: web GDVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét