Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

PHƯƠNG PHÁP NÊU Ý KIẾN LÊN BẢNG

PHƯƠNG PHÁP  NÊU Ý KIẾN LÊN BẢNG

Đây là phương pháp áp dụng với một câu hỏi có nhiều phương án trả lời. mục đích là thu thập được nhiều ý kiến, nhiều thông tin từ phía người học nhằm kiểm tra kiến thức của họ, đồng thời có thể định hướng vào bài giảng.
Phương pháp nêu ý kiến lên bảng rất dể áp dụng lại không tốn kém, chỉ cần một chiếc bảng và viên phấn hay cấy bút dạ là có thể được thực hiện hiệu quả, phương pháp này phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập, sáng  tạo của người học và qua sự khuyến khích, động viên của người dạy. nó sẽ làm thay đổi không khí lớp học khi người dạy đã trải qua một thời gian thuyết trình khá lâu ( khoảng 20 phút trở lên)
Phần lớn giáo viên đều thích phương pháp này và họ luôn mong muốn áp dụng trong giảng dạy.

  CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1.     Dẫn dắt nêu vấn đề.
2.     Dành thời gian cho người học suy nghĩ.
3.     Một hai người học lên ghi bảng.
4.     Người học nêu ý kiến
5.     Trao đổi với người học về những ý quan trọng nhất.

CÁCH THỰC HIỆN TIẾN HÀNH
1.     Dẫn dắt và nêu vấn đề
Giáo viên có thể bắt đầu bằng cách thuyết trình ngắn hoặc phỏng vấn nhanh sao cho thu hút được người học ngay từ những phút đầu tiên, lôi cuốn họ vào bài giảng.
Chủ đề phải được nêu lên bảng. đó có thể là một câu hỏi hoặc câu gợi ý, nhưng cần bảo đảm tiêu chí rõ rang, có nội dung mở để người học có cơ hội đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
Ví dụ: Làm thế nào để có thu hút được sự chú ý, tham gia của người học vào bài giảng?
2.     Dành thời gian cho người học suy nghĩ.
Cần dành khoảng thời gian hợp lý để người học suy nghĩ tìm phương án trả lời.
Thời gian suy nghỉ có thể dao động trong khoảng từ 30 giây đến 2 phút, tùy thuộc vào độ khó hay dể của câu hỏi.
3.     Mời người học ghi bảng:
Do người dạy còn phải bao quát và khuyết khích tham gia của cả lớp nên nhất thiết phải mời người học lên ghi bảng.
Cần 2 người để có thể ghi kịp thời, chính xác, ngắn gọn và không bỏ sót bất cứ ý kiến nào trong lớp.
Người dạy nên hương dẫn cụ thể cách ghi bảng. kẻ đôi bảng mỗi người ghi một bên bảng. phân công việc ghi ý kiến cho từng người để tránh trùng lập. chữ viết bảng phải to, rõ rang để người học ở mọi vị trí đều có thể đọc được.
4.     Người học nêu ý kiến:
Động viên người học mạnh dạn nêu lên những ý kiến cá nhận.
Người dạy vừa điều khiển lớp học , vừa lắng nghe và tóm tắt những ý kiến của người học, lựa chọn từ ngữ chính xác, nhắc lại cho người ghi bảng.
Khi người học đang nêu ý kiến, người dạy không bình luận đánh giá những ý kiến đó mà chỉ nói những lời khích lệ về họ.
Khi thời gian vẫn còn nhưng dường như đã thưa vắng các ý kiến, người dạy nên dừng lại một chút để cho cả lớp suy nghĩ và nêu loạt ý kiến mới.
Người dạy có thể đưa ra  những câu hỏi gợi mở để người học dể dàng đưa ra những ý kiến.
Cần hỏi ý của 2 người ghi bảng
Nếu không còn ý kiến nào nữa, người dạy cám ơn 2 người ghi bảng và mời họ về chổ.
5.     Trao đổi với người học về những ý quan trọng nhất:
Sau khi hoàn thành phần nêu ý kiến, người dạy có thể hỏi ý kiến cả lớp xem đâu là những ý kiến quan trọng nhất, gạch chân những ý kiến đó và trao đổi cùng họ.
Người dạy cũng có thể áp dụng cách khác, đó là gom các ý kiến có liên quan với nhau và trao đổi cả lớp về các nhóm vấn đề.
Đánh giá, chốt lại nội dung vừa trao đổi.
Định hướng vào bài giảng
Đây là phương pháp lý tưởng để áp dụng với lớp đông người. bằng cách này , giáo viên  có thể yêu cầu nhiều người phát biểu và thu hút được cả nhũng người ngồi ở cuối lớp cùng tham gia.
Phương pháp nêu ý kiến lên bảng có thể được kết hợp với các phương pháp khác, như sang lọc, hỏi đáp, làm việc nhóm.
Có thể dùng phương pháp này để mở đầu bài giảng, giảng một nội dung hoặc kết thúc bài giảng.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG
ü Giáo viên phải chuẩn bị kỷ câu hỏi.
ü Câu hỏi phải dể hiểu, mang tính mở
ü Sự vui tươi của giáo viên sẽ tạo nên bầu khí thoải mái, thân thiện.
ü Cân khéo léo tạo một cao trào thứ hai khi nhận thấy các ý kiến bắt đầu ít đi.
ü Mở rộng tầm quán xuyến để khuyến khích cả lớp cùng tham gia.
ü Giáo viên có thể bổ sung ý kiến nếu người học phát biểu còn thiếu.
ü Nêu ý kiến đến mức kín bảng thì giáo viên phải chuẩn bị giấy khổ lớn để người ghi bảng viết tiếp.
ü Sau mỗi câu trả lời của người học, giáo viên nên cám ơn khích lệ. nếu người học đưa ra nhiều câu trả lời, thì cứ sau một câu, giáo viên nên gật đầu để thể hiện sự khích lệ.
ü Không áp dụng nhiều lần đối với phương pháp này trong một buổi học.
ü Thời gian thực hiện phương pháp này không kéo dài 15 phút.

“phương pháp chỉ là công cụ để giúp đạt được mục tiêu học tập”

Hát : Chào nhau

Chào là chào anh.
Chào là chào chị.
Và hân hoan ta chào nhau
Ôi sướng vui ta sống bên nhau
Trao nhau mến thương.

Tình thân luôn mặn nồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét