I.Họp HĐ Đ để làm gì?.
Luật Dòng PSTT điều 24 cho thấy mục
đích của các buổi họp HĐĐ để:
1- Cỗ võ sự hiệp thông huynh đệ giữa các đoàn viên.
2- Phát triển đời sống Phan sinh và đời sống Hội Thánh
của HĐĐ
3- Cỗ võ mọi người sống liên kết hơn với HĐĐ
Hiến
Chương Dòng PSTT qui định việc tham dự các buổi họp HĐĐ là một điều kiện tuyệt
đối cần thiết (điều 40)
Hiến
Chương điều 53.1 đòi các HĐĐ phải tạo cơ hội cho các đoàn viên gặp gỡ và cộng
tác với nhau qua những buổi họp, càng nhiều càng tốt. HĐĐ gặp nhau theo định kỳ
nên cữ hành tế lễ tạ ơn. điều này giúp thắt chặt tình huynh đệ và nói lên một
sắc thái đặc biệt của gia đình Phan sinh.
Quả vậy,
PSTT không phải là một đoàn thể Công
Giáo Tiến Hành chuyên lo “Hoạt động tông đồ và xã hôi” nhưng tiên vàn là một
“Hiệp Hội sống Tin Mừng với đặc tính là sống trong tình huynh đệ”
II.Ai phải
lo tổ chức các buổi họp HĐĐ?
A.
Hội Đồng phải lo tổ chức các buổi họp HĐĐ
Luật Dòng PSTT điều 21 buộc các Hội Đồng (BPV) phải tổ
chức những buổi họp thường xuyên và định kỳ, nhằm phat triển đời sống Phan sinh
và Hôi Thánh. Có thể tổ chức chung các nhóm Phan Sinh khác, nhất là các nhóm
trẻ.
1) Các cuộc họp định kỳ: Đặc biệt các cuộc họp hằng tháng. Các đoàn viên phải
hiện diện đông đũ và tích cực. Đây là cao điểm và trung tâm của đời sống và
hoạt động của HĐ Đ (HC 31/4). Cuộc họp định kỳ hằng tháng không phải là một lớp
học, một cuộc hội thảo. tiên vàn là một cuộc trở về với Chúa Kitô và với anh
chị em, và để chuẩn bị cho cuộc ra đi vào cuộc sống, nơi mà người Phan Sinh thể
hiện nếp sống Kitô hữu của mình với đầy đũ mọi kích thước. Trở về với Chúa để
lắng nghe lời Chúa. Chia sẽ lời Chúa, và để thân thưa với Chúa về những thành
công và thất bại trong cuộc sống. Trở về với anh em, để cùng nhau kiểm điểm đời
sống cá nhân cũng như cộng đoàn.Sau lúc lấy lại sức. anh chị em lại chia tay
nhau đi vào cuộc sống.
Ngoài các buổi họp định kỳ hằng tháng. Hội Đồng có thể
tổ chức thêm một hay hai cuộc họp khác cho các tổ chức hay nhóm, tuỳ theo nhu cầu.
2) Những cuộc gặp gỡ thường xuyên: Không có gì hay bằng việc năng gặp gỡ nhau. Càng gặp
gỡ càng thân thương, nhất là khi cuọc gặp gỡ đó mang tính cách “cụm” hoặc mang
tính cách gia đình Phan Sinh, điều này khẳng định PSTT không phải là những tập
thể riêng lẻ, nhưng tất cả là những thành phần của một gia đình duy nhất, gồm
có cha mẹ, anh chị và các em. Chúng tôi muốn nói tới những cuộc gặp gở thường
xuyên giữa Dòng PSTT và các nhóm giơí trẻ Phan Sinh. Chúng ta là con một Cha,
cùng uống một dòng nước tinh thần, có khác chăng là trong cung cách sinh hoạt
của mỗi lứa tuổi mà thôi.
B.
Hội Đồng HĐ Đ phải sử dụng phương thế nào?.
1) Trong các buổi họp, nhằm phát triển đời sống Phan
Sinh. Hội Đồng phải luôn nhắc nhở đến Thánh Phanxicô, tinh thần và sứ mạng của
Ngài cũng như của đại gia đình Phan Sinh. Không có thể có một buổi họp gọi là
Phan Sinh mà lại không nói gì về Cha Thánh hay tinh thần của đại gia đình Phan
Sinh dưới hình thức này hay hình thức khác.
2) Để phát triển tinh thần hội Thánh tức là giúp đở
các đoàn viên hiểu rỏ về Hội thánh và sống liên kết với mọi thành phần trong
Hội thánh. Hội Đồng phải thương xuyên nhắc nhở anh chị em yêu mên Giáo Hội,
cộng tác với mọi người trong Giáo Hội và chính HĐĐ cũng phải có những sinh hoạt
cụ thể trong Giáo Xứ và Giáo Phận nơi mình ở.
2) Để phát triển sự gắn bó của đoàn viên với HĐ Đ, cần
nhắc nhở các đoàn viên chặt chẻ liên kết với nhau, đồng trách nhiệm với nhau
trong mọi sinh hoạt, sẵn sàng chấp nhận các chức vụ khi được giao phó, đồng
thời đóng góp ý kiến xây dựng HĐ Đ vững mạnh.
C. Diễn tiến
một HĐĐ lý tưởng: (60 phút)
1. Kinh khai mạc(
theo sách nghi thức) 2 phút
2. Nghe đọc một
đoạn Huấn ngôn Cha Thánh Phanxicô hay một đề tài thiêng liêng theo mùa, trong
thinh lặng , để tâm hồn lắng đọng. Có thể cùng đọc các tiêu đề của 26 điều luật
để nhắc nhở nhau giữ Luật hoặc 16 điều chương II về nếp sống Phan Sinh ( 2
phút)
3. Kiểm điểm nhân số đồng thời thông báo tin tức về Anh
chị em vắng mặt( nếu có) (3 phút)
4. Thông báo tin tức trong Dòng, trong Miền, trong HĐ Đ
(7 Phút)
5. Học tập thường huấn hoặc chia sẽ lời Chúa (30 phút)
6. Bàn các việc trong đoàn, trong Miền trong Dòng (10
Phút)
7. Các vấn đề linh tinh (2 Phút)
8. Cầu nguyện theo tình hình, theo ý Anh chị em (2 Phút)
Chú ý: Để cho
phần học tập được linh động, người phụ trách nên dùng các bài trong HĐPS làm
tài liệu và đặt vấn đề cho ACE phát triển, trao đổi.
-
Nếu chia sẽ lời
Chúa thì nên áp dụng phương pháp chia sẽ 7 bước.
KẾT LUẬN:
Tóm lại chúng ta phải thầm tin rằng tinh thần và nếp
sống huynh đệ Phan Sinh đã cung cấp cho chúng ta một nguòn sinh lực dồi dào và
cảm hứng sâu xa cho đời sống tin yêu của chúng ta. Vì HĐĐ Phan Sinh địa phương
là tế bào cơ bản của toàn Dòng và là dấu chỉ hữu hình của Hội Thánh, một cộng đoàn
yêu thương. Đó là môi trường của việc phát huy cảm thức về Hội Thánh. về ơn gọi
Phan Sinh và đời sống tông đồ nơi các đoàn viên (Luật III,22)
Viết theo tài liệu của Miền Nha Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét